Có được cung cấp dịch vụ lặn giải trí cho người vị thành niên và người dễ bị tổn thương hay không?
Có được cung cấp dịch vụ lặn giải trí cho người vị thành niên và người dễ bị tổn thương hay không?
Theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13831:2023 (ISO 24803:2017) về Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với nhà cung cấp dịch vụ lặn với mục đích giải trí thì vẫn có thể cung cấp dịch vụ lặn giải trí cho người vị thành niên và người dễ bị tổn thương. Tuy nhiên cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Trong trường hợp cung cấp dịch vụ cho người vị thành niên hoặc người dễ bị tổn thương, nhà cung cấp phải nhận thức được các trách nhiệm bổ sung mà nhóm người này yêu cầu.
Nhà cung cấp dịch vụ phải thực hiện các chính sách và quy trình được thiết lập để đưa ra sự bảo vệ hợp lý và các biện pháp phòng ngừa chống lại sự lạm dụng xảy ra trong các hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ.
- Phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp nếu khách hàng đang ở tuổi vị thành niên.
Có được cung cấp dịch vụ lặn giải trí cho người vị thành niên và người dễ bị tổn thương hay không? (Hình từ Internet)
Cần cung cấp những thông tin gì khi khách hàng sử dụng dịch vụ lặn giải trí?
Theo quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13831:2023 (ISO 24803:2017) về Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với nhà cung cấp dịch vụ lặn với mục đích giải trí, khi khách hàng sử dụng dịch vụ lặn giải trí, cần cung cấp những thông tin sau đây:
(1) Thông tin giới thiệu: Nhà cung cấp dịch vụ phải cung cấp các thông tin liên quan tại địa phương sau cho khách hàng:
- Các điều kiện về trách nhiệm của mỗi bên liên quan tính từ khi bắt đầu, cung cấp và chấm dứt dịch vụ;
- Sự ảnh hưởng đối với nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng nếu một trong hai bên chọn hủy dịch vụ;
- Các điều kiện tiên quyết và các yêu cầu về trình độ chuyên môn để tiếp nhận dịch vụ (ví dụ: chứng nhận về y tế, trình độ chuyên môn của thợ lặn);
- Các yêu cầu về thiết bị;
- Giá dịch vụ;
- Các yêu cầu về bảo hiểm;
- Các lưu ý về môi trường bao gồm các khuyến nghị đối với thợ lặn để giảm thiểu tác động đối với môi trường;
- Các yêu cầu pháp lý và pháp luật liên quan đến loại hình dịch vụ lặn cụ thể.
Nếu dịch vụ được cung cấp liên quan đến việc đào tạo lặn có bình dưỡng khí theo Điều 8 thì bổ sung thêm thông tin sau:
- Mức độ cao nhất của trình độ chuyên môn;
- Phạm vi của khóa đào tạo;
- Quy trình thực hiện khóa đào tạo;
- Phương pháp, phương thức đánh giá và các tiêu chí để hoàn thành khóa đào tạo;
- Lưu giữ hồ sơ dữ liệu cá nhân của khách hàng và những hồ sơ này có thể được chuyển cho một cơ sở đào tạo.
Trong trường hợp hoạt động lặn có hướng dẫn hoặc lặn có tổ chức cho thợ lặn đã được cấp chứng chỉ theo Điều 9, phải cung cấp thông tin bổ sung sau:
- Thông tin liên quan đến địa điểm lặn, các mối nguy đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của chuyến lặn (ví dụ: các vật cản dưới nước);
- Các sắp xếp liên quan đến các nhóm bạn lặn và/hoặc quy mô nhóm lặn;
- Các giới hạn về thời gian và/hoặc độ sâu.
(2) Thông tin trong quá trình cung cấp dịch vụ: Trước mỗi buổi lặn, lặn có ống thở hoặc đào tạo thực hành lặn, khách hàng phải được cung cấp các điều khoản an toàn, bao gồm:
- Danh tính và vai trò của nhân viên;
- Quy trình khẩn cấp;
- Phân công nhiệm vụ của bạn lặn/hoặc phân công nhiệm vụ trong nhóm lặn;
- Các hành động cần thiết của khách hàng.
Yêu cầu về thiết bị khẩn cấp và quy trình khẩn cấp tại các địa điểm diễn ra hoạt động dịch vụ lặn giải trí?
Căn cứ tiểu mục 4.6 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13831:2023 (ISO 24803:2017) về Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với nhà cung cấp dịch vụ lặn với mục đích giải trí có quy định về thiết bị khẩn cấp và quy trình khẩn cấp như sau:
(1) Thiết bị khẩn cấp: Đối với tất cả các địa điểm diễn ra các hoạt động lặn với bình dưỡng khí và lặn với ống thở, nhà cung cấp dịch vụ phải đảm bảo có sẵn các thiết bị sau:
- Bộ sơ cứu phù hợp với các hoạt động đã lên kế hoạch;
- Hệ thống thông tin liên lạc thích hợp để cảnh báo các dịch vụ khẩn cấp;
- Thiết bị oxy khẩn cấp có công suất cung cấp oxy nguyên chất ít nhất 15 L/min và trong ít nhất 20 min.
Lưu ý: Thực hành tốt khi có thể, nhà cung cấp dịch vụ cung cấp hệ thống oxy khẩn cấp có nồng độ oxy hít vào lên đến 100 % và cho bệnh nhân ngừng thở được hồi sức hô hấp với nồng độ oxy hít vào thấp nhất là 50 %, có đủ khả năng để tiếp tục cung cấp oxy cho đến khi có dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp thay thế.
(2) Quy trình khẩn cấp: Tại mỗi địa điểm diễn ra các hoạt động dưới nước, phải có một kế hoạch khẩn cấp được lập thành văn bản có sẵn ít nhất các thông tin sau:
- Các quy trình cứu nạn, hồi sức và sơ tán thương vong;
- Sử dụng nguồn cung cấp oxy khẩn cấp;
- Thông tin (bao gồm các địa chỉ liên hệ chi tiết) về lời khuyên y tế khẩn cấp (ví dụ: “đường dây nóng” cấp cứu lặn thích hợp) và các nguồn lực y tế gần nhất (bao gồm dữ liệu về sự sẵn có của buồng nén siêu âm trong trường hợp hoạt động lặn với bình dưỡng khí).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?