Có được chuyển thời gian đi khám thai thành ngày phép năm không vì người này chỉ khám ngoài giờ và bây giờ muốn cộng 5 ngày đó vào phép năm của năm sau được không?
- Có được chuyển thời gian đi khám thai thành ngày phép năm không vì người này chỉ khám ngoài giờ và bây giờ muốn cộng 5 ngày đó vào phép năm của năm sau được không?
- Mẫu giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được pháp luật quy định như thế nào?
- Cách ghi giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai theo quy định pháp luật
Có được chuyển thời gian đi khám thai thành ngày phép năm không vì người này chỉ khám ngoài giờ và bây giờ muốn cộng 5 ngày đó vào phép năm của năm sau được không?
Tại khoản 1 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
“Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.
Như vậy, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc 05 lần để đi khám thai. Những ngày nghỉ việc để đi khám thai công ty không có trách nhiệm phải trả tiền lương cho người lao động, mà cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán khoản này. Do đó, việc người lao động yêu cầu công ty tính thêm 5 ngày phép năm là không hợp lý.
Chuyển thời gian đi khám thai thành ngày phép năm
Mẫu giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Phụ lục 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:
PHỤ LỤC 6
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ DƯỠNG THAI
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên cơ sở KB, CB Số:……………………./……… | Số Seri……………………………. |
GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ DƯỠNG THAI
I. Thông tin người bệnh
1. Họ và tên: ..................................................................... ngày sinh……/ ……/………..
2. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT: ......................................................................................
3. Đơn vị làm việc: ......................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
II. Chẩn đoán:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Số ngày cần nghỉ để điều trị bệnh: ...............................................................................
(Từ ngày ……………..đến hết ngày…………………………. )
| Ngày ……..tháng…….. năm …….. Người hành nghề KB, CB (Ký, họ tên, trừ trường hợp sử dụng chữ ký số) |
| Xác nhận của thủ trưởng cơ quan đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu trừ trường hợp sử dụng chữ ký số) |
Cách ghi giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai theo quy định pháp luật
1) Phần mã số bảo hiểm xã hội/thẻ bảo hiểm y tế:
Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2) Phần chẩn đoán:
Phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
3) Phần Số ngày nghỉ:
- Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
- Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Ví dụ: Ngày khám là ngày 13 tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11 tháng 8 năm 2018).
- Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai thì việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ vẫn phải trùng với ngày người bệnh đến khám. Riêng phần ngày tháng năm cấp giấy phải ghi theo đúng thực tế.
Ví dụ: Ngày 14 tháng 7 năm 2018 chị Nguyễn Tuyết A đã được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời gian 30 ngày từ ngày 14 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2018.
Đến ngày 15 tháng 9 năm 2018, chị Nguyễn Tuyết A có văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và ngày 16 tháng 9 năm 2018 cơ sở thực hiện việc cấp lại giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai thì việc ghi giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được thực hiện như sau:
Phần chẩn đoán ghi rõ tên bệnh theo chẩn đoán;
Phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 14 tháng 7 năm 2018 đến ngày 12 tháng 8 năm 2018)
Phần ngày tháng năm liền kề phía trên của cụm từ "Y, bác sỹ KCB" ghi là ngày 16 tháng 9 năm 2018.
4) Phần xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Tải về mẫu Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?