Có được bầu làm thanh tra trong Ban thanh tra nhân dân khi vợ làm kế toán trường học nơi mình đang công tác giảng dạy không?
Có được bầu làm thanh tra trong ban thanh tra nhân dân khi vợ làm kế toán trường học nơi mình đang công tác giảng dạy không?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Thành viên Ban thanh tra nhân dân phải là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân.
2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải là người đang làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị này. Người được bầu làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của nhiệm kỳ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
3. Thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn phải là người thường trú tại xã, phường, thị trấn và không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn."
Về trường hợp anh nêu thì xét về quy định, anh vẫn làm thanh tra nhân dân được vì anh không bị vướng điều kiện nào theo quy định ở trên.
Tuy nhiên, xét về tính minh bạch thì trường hợp này cần xem xét rất cẩn thận trước khi bầu, bởi lẽ vị trí kế toán khá nhạy cảm (ảnh hưởng đến tài chính của cơ quan), do đó bầu anh làm thanh tra có thể dẫn đến những sự "nghi ngờ" không đáng có.
Số lượng thành viên và tổ chức Ban thanh tra nhân dân là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 6, Điều 7 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 6. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân
1. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật thanh tra.
2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.
3. Ban thanh tra nhân dân có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
4. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là hai năm.
Điều 7. Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 5 đến 11 thành viên.
Đối với những xã, phường, thị trấn ở đồng bằng có số dân dưới 5 nghìn người thì được bầu 5 hoặc 7 thành viên; từ 5 nghìn người đến dưới 9 nghìn người thì được bầu 7 hoặc 9 thành viên; từ 9 nghìn người trở lên thì được bầu 9 hoặc 11 thành viên.
Đối với những xã, phường, thị trấn ở miền núi, trung du và hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân không quá 11 người.
2. Căn cứ vào địa bàn, số lượng dân cư, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn."
Như vậy Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 5 đến 11 thành viên và có nhiệm kỳ 02 năm.
Ban thanh tra nhân dân (Hình từ Internet)
Bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định về bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân như sau:
"Điều 8. Bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Căn cứ vào số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn xác định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân mà thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu.
2. Trưởng Ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố để bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân.
3. Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu theo sự giới thiệu của Ban công tác Mặt trận và theo đề cử của đại biểu tham dự Hội nghị. Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Hội nghị quyết định.
4. Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân được tiến hành khi có trên 50% số đại biểu được triệu tập có mặt. Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.
Trưởng Ban công tác Mặt trận có trách nhiệm báo cáo kết quả bầu cử với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn."
Việc bầu thành viên của Ban thanh tra nhân dân được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?