Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được quy định như thế nào?

Tôi đi làm thủ tục khai sinh cho con thì thấy việc giải quyết thủ tục hành chính rất nhanh và thuận tiện. Tôi muốn hỏi cơ chế một cửa, một cửa liên thông chỉ ở cấp xã hay ở tất cả các cấp? Quy trình thực hiện cơ chế một cửa được quy định như thế nào?

Cơ chế một cửa là gì?

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 61/2018/NĐ-CP giải thích từ ngữ cơ chế một cửa như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa quy định tại Khoản 3 Điều này. [...]"

Cơ chế một cửa

Cơ chế một cửa (Hình từ Internet)

Cơ chế một cửa chỉ có ở cấp xã hay tất cả các cấp?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 61/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 107/2021/NĐ-CP) quy định tổ chức bộ phận một cửa như sau:

"Điều 7. Tổ chức Bộ phận Một cửa
1. Tại cấp bộ
a) Căn cứ số lượng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, tần suất tiếp nhận hồ sơ và tình hình bố trí trụ sở, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ hoặc tại tổng cục (hoặc tương đương), cục hoặc tại cơ quan, đơn vị khác trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ;
b) Căn cứ các nguyên tắc tại Điều 4 và các quy định khác tại Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông phù hợp với điều kiện công tác của từng bộ;
c) Căn cứ Nghị định này, các quy định khác của pháp luật, Điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia và điều kiện, hoàn cảnh của từng nước, từng địa bàn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông để giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện của Việt Nam tại tổ chức quốc tế ở nước ngoài.
2. Tại cấp tỉnh
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công là đơn vị hành chính đặc thù thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có con dấu để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật của Trung tâm Phục vụ hành chính công do Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm và quản lý.
Căn cứ tần suất tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính, tình hình bố trí trụ sở của các cơ quan chuyên môn và điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định số lượng Trung tâm Phục vụ hành chính công của thành phố;
b) Trường hợp cấp tỉnh chưa đủ điều kiện tổ chức Trung tâm Phục vụ hành chính công, tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan chuyên môn quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc văn phòng cơ quan chuyên môn đó.
Cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh do cơ quan đó bảo đảm.
3. Tại cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện bảo đảm và quản lý trụ sở, trang thiết bị, máy móc, phần mềm ứng dụng, hệ thống mạng.
4. Tại cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. [...]"

Như vậy có thể thấy cơ chế một cửa có ở các cấp sau: cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Quy trình thực hiện cơ chế một cửa được quy định như thế nào?

Quy trình thực hiện cơ chế một cửa được quy định được quy định từ Điều 17 đến Điều 20 Nghị định 61/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính: Điều 17 Nghị định 61/2018/NĐ-CP;

- Bước 2: Chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Điều 18 Nghị định 61/2018/NĐ-CP;

- Bước 3: Giải quyết thủ tục hành chính: Điều 19 Nghị định 61/2018/NĐ-CP;

- Bước 4: Trả hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Điều 20 Nghị định 61/2018/NĐ-CP.

Cơ chế một cửa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sắp ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 85/2013/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia?
Pháp luật
Phòng Quản lý vận hành Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN thuộc Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan phối hợp với các Bộ, ngành khác thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Thông tin phục vụ đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được tiếp nhận thông qua những phương thức nào?
Pháp luật
Người khai nộp hồ sơ khai báo thông tin tàu bay nhập cảnh theo cơ chế một cửa quốc gia dưới dạng thức nào?
Pháp luật
Thời điểm khai báo thông tin xuất nhập cảnh đối với tàu thuyền trong vùng biển Việt Nam theo cơ chế một cửa quốc gia được quy định ra sao?
Pháp luật
Hệ thống xử lý chuyên ngành trong thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia có chức năng gì?
Pháp luật
Việc lưu trữ và bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu một cửa quốc gia hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ chế một cửa ASEAN là gì? Cơ chế một cửa ASEAN được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia là gì? Trong hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia sử dụng các loại chứng từ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ chế một cửa
49,291 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ chế một cửa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào