Cơ cấu, trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định thế nào?
- Cơ cấu, trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định thế nào?
- Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định ra sao?
- Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ xem xét vụ việc theo đề nghị của người lao động ở doanh nghiệp không?
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định ra sao?
Cơ cấu, trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 77 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, cơ cấu, trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
(1) Về cơ cấu: Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên.
(2) Về trách nhiệm: Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
Cơ cấu, trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định ra sao?
Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 79 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, cụ thể như sau:
(1) Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do Ban Chấp hành Công đoàn tại doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.
(2) Căn cứ vào nghị quyết hội nghị người lao động của doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.
(3) Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban Chấp hành Công đoàn và tại hội nghị người lao động của doanh nghiệp nhà nước.
Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ xem xét vụ việc theo đề nghị của người lao động ở doanh nghiệp không?
Theo Điều 78 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
1. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể người lao động; giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước.
2. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
3. Yêu cầu người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.
4. Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo đề nghị của người lao động ở doanh nghiệp.
5. Kiến nghị ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
6. Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của người lao động có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
Chiếu theo quy định trên thì Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo đề nghị của người lao động ở doanh nghiệp.
Ngoài ra, Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể người lao động; giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước.
- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
- Yêu cầu người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.
- Kiến nghị ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
- Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của người lao động có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định ra sao?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 24 Nghị định 59/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật; thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; mọi ý kiến, phản ánh của người lao động được phản ánh trung thực đến tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Không được lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người lao động để thực hiện các hành vi trái pháp luật.
- Làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?