Cơ cấu tổ chức của Tạp chí Lao động và Công đoàn bao gồm những thành phần nào? Quyền hạn và trách nhiệm của họ được quy định thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Tạp chí Lao động và Công đoàn bao gồm những thành phần nào?
Tạp chí Lao động và Công đoàn (Hình từ internet)
Theo Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Lao động và Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 743/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định cơ cấu tổ chức của Tạp chí Lao động và Công đoàn bao gồm những thành phần như sau:
(1) Lãnh đạo Tạp chí bao gồm: Tổng Biên tập và không quá 02 Phó Tổng Biên tập.
- Tổng Biên tập Tạp chí do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, luân chuyển, điều động và quản lý theo thẩm quyền quy định.
- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ủy quyền cho tập thể Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, luân chuyển, điều động các Phó Tổng Biên tập, Kế toán trưởng Tạp chí theo tiêu chuẩn quy định.
- Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tạp chí.
- Các Phó Tổng Biên tập giúp việc cho Tổng Biên tập theo phân công của Tổng Biên tập và chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập; Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và trước pháp luật về nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được phân công.
(2) Khối các phòng chuyên môn và văn phòng đại diện.
Thực hiện theo nguyên tắc tổ chức: Không chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng chuyên môn và văn phòng đại diện; đảm bảo bộ máy tinh gọn, phù hợp chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả; có ít nhất 05 người được thành lập phòng, phòng có dưới 10 người có trưởng phòng và 01 phó trưởng phòng; có từ 10 người trở lên không quá 02 phó trưởng phòng.
Căn cứ quy định và theo thực tế từng năm hoặc từng giai đoạn sẽ có quyết định phê duyệt cơ cấu tổ chức riêng, đảm bảo lộ trình thực hiện tự chủ.
Trưởng phòng, phó trưởng phòng và văn phòng đại diện do Tổng biên tập Tạp chí bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, luân chuyển, điều động và quản lý theo phân cấp của Tổng Liên đoàn.
- Cơ cấu tổ chức:
Tạp chí gồm 04 phòng chuyên môn và 02 văn phòng đại diện:
+ Phòng Thư ký tòa soạn;
+ Phòng Phóng viên - Biên tập;
+ Phòng Hành chính - Trị sự;
+ Phòng Dịch vụ truyền thông;
+ Văn phòng Đại diện miền Trung - Tây nguyên;
+ Văn phòng Đại diện miền Nam.
- Chức năng, nhiệm vụ phòng chuyên môn và văn phòng đại diện
Tổng Biên tập Tạp chí quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các phòng chuyên môn, văn phòng đại diện thuộc Tạp chí trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí được cấp có thẩm quyền giao.
(3) Hội đồng biên tập Tạp chí.
Hội đồng biên tập là tổ chức gồm một số nhà khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn, có nhiệm vụ tư vấn giúp lãnh đạo Tạp chí định hướng nội dung khoa học, nâng cao chất lượng các ấn phẩm của Tạp chí.
Hội đồng biên tập do Tổng Biên tập đề xuất, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, quyết định thành lập.
Hội đồng biên tập hoạt động kiêm nhiệm.
(4) Nhân lực của Tạp chí.
Nhân lực của Tạp chí bao gồm: Viên chức, người lao động.
- Tạp chí được Tổng Liên đoàn bố trí và trực tiếp quản lý 04 biên chế khung bao gồm: Tổng Biên tập, 02 Phó Tổng Biên tập và Kế toán trưởng.
- Viên chức Tạp chí được tuyển dụng và quản lý theo Luật Viên chức; người lao động được tuyển dụng và quản lý theo Bộ luật Lao động.
- Tổng Biên tập Tạp chí được thực hiện ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và đề án vị trí việc làm được Tổng Liên đoàn phê duyệt; đồng thời thực hiện chế độ cộng tác viên báo chí để thực hiện các công việc theo yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn có những quyền hạn và trách nhiệm gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Lao động và Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 743/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định quyền và trách nhiệm của Tổng biên tập Tạp chí như sau:
- Tổng Biên tập là thủ trưởng cơ quan, có trách nhiệm quản lý, điều hành chung mọi hoạt động của Tạp chí.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ do Tổng Liên đoàn quy định và Giấy phép xuất bản báo chí.
- Quyết định mọi chủ trương, biện pháp, chương trình, kế hoạch công tác của tòa soạn. Chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn về nội dung, xu hướng chính trị từng ấn phẩm của Tạp chí, về thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, chế độ chính sách về báo chí của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
- Quản lý viên chức, người lao động theo quy định của Đảng, Nhà nước và phân cấp của Tổng Liên đoàn; thực hiện các chế độ chính sách đối với viên chức, người lao động theo quy định của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ; đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường làm việc của cơ quan; chỉ đạo thực hiện công tác đối nội, đối ngoại của cơ quan.
- Làm chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trong việc quản lý, thu - chi tài chính, tài sản của cơ quan.
Trách nhiệm của viên chức, người lao động Tạp chí Lao động và Công đoàn được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Lao động và Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 743/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm các thành viên của Tạp chí
...
3. Quyền, trách nhiệm của viên chức, người lao động Tạp chí.
a) Toàn thể viên chức, người lao động của Tạp chí có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và nội quy, quy chế của cơ quan.
b) CBVCLĐ được bảo đảm các điều kiện cần thiết phục vụ công việc và phải có trách nhiệm sử dụng, bảo quản theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
c) CBVCLĐ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân công, định mức công việc được giao; phản ánh, báo cáo kết quả thực hiện công việc và mọi vấn đề liên quan đến công tác cho lãnh đạo phòng và Ban biên tập một cách trung thực, khách quan, nghiêm túc đảm bảo nguyên tắc và giữ gìn đoàn kết trong cơ quan. Khi có ý kiến khác nhau thì có quyền báo cáo, phản ánh lên lãnh đạo cấp trên và Ban Biên tập để giải quyết.
d) CBVCLĐ chấp hành thời gian làm việc, kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật, Tổng Liên đoàn và nội quy của cơ quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?