Cơ cấu tổ chức của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 512/QĐ-TTg năm 2021 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2. Các Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng: Thứ trưởng Bộ Xây dựng;
b) Thứ trưởng Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có liên quan;
c) Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng công trình.
3. Các Ủy viên Hội đồng:
a) Ủy viên Thường trực Hội đồng: Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;
b) Lãnh đạo cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo phân công (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn) trực thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có liên quan;
c) Giám đốc Sở Xây dựng địa phương nơi xây dựng công trình;
d) Lãnh đạo Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành địa phương nơi xây dựng công trình;
đ) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư xây dựng công trình.
4. Các tổ chức, cá nhân giúp việc cho Hội đồng:
a) Cơ quan Thường trực Hội đồng là Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng;
b) Tổ chuyên gia Hội đồng gồm các chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn phù hợp;
c) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có liên quan;
d) Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài do Hội đồng giới thiệu được chủ đầu tư tổ chức lựa chọn theo quy định của pháp luật để tư vấn, giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh hoặc kiểm định chất lượng công trình.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng như sau:
- Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng:
+ Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng: Thứ trưởng Bộ Xây dựng;
+ Thứ trưởng Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có liên quan;
+ Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng công trình.
- Các Ủy viên Hội đồng:
+ Ủy viên Thường trực Hội đồng: Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;
+ Lãnh đạo cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo phân công (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn) trực thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có liên quan;
+ Giám đốc Sở Xây dựng địa phương nơi xây dựng công trình;
+ Lãnh đạo Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành địa phương nơi xây dựng công trình;
+ Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư xây dựng công trình.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Các thành viên Hội đồng có được ủy quyền cho người đại diện tham dự Phiên họp Hội đồng không?
Căn cứ vào Điều 5 Quyết định 512/QĐ-TTg năm 2021 quy định về nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng
1. Đảm bảo sự độc lập khách quan, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình và các pháp luật khác liên quan trong quá trình kiểm tra.
2. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng.
3. Phiên họp Hội đồng về chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư và phiên họp về các kết luận quan trọng do Chủ tịch Hội đồng quyết định theo nguyên tắc như sau:
a) Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm tham dự, trường hợp thành viên Hội đồng không thể tham dự thì phải ủy quyền cho người đại diện có thẩm quyền tham dự. Phiên họp được tổ chức khi có trên 50% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền);
b) Ý kiến các thành viên Hội đồng được thể hiện bằng phiếu ý kiến. Kết luận của Hội đồng tại các phiên họp này phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thông qua. Trường hợp không đạt được tỷ lệ đồng thuận theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Kết luận của Hội đồng căn cứ vào kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư và của các nhà thầu có liên quan, ý kiến đánh giá chuyên môn của Tổ chuyên gia, tổ chức tư vấn, Cơ quan Thường trực Hội đồng, Cơ quan chuyên môn có liên quan, ý kiến của các thành viên Hội đồng.
5. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các kết luận và quyết định của Hội đồng.
Như vậy, các thành viên Hội đồng có trách nhiệm tham dự, trường hợp thành viên Hội đồng không thể tham dự thì phải ủy quyền cho người đại diện có thẩm quyền tham dự.
Phiên họp được tổ chức khi có trên 50% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền).
Quyền hạn của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 512/QĐ-TTg năm 2021 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
- Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động của Hội đồng;
- Chủ trì hoặc yêu cầu chủ đầu tư, các cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết các vấn đề tồn tại hoặc xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh được Hội đồng phát hiện trong quá trình kiểm tra công trình;
- Yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công đối với các tổ chức, cá nhân liên quan khi phát hiện chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, có nguy cơ xảy ra sự cố công trình xây dựng; đình chỉ tham gia xây dựng công trình đối với cá nhân liên quan không đáp ứng điều kiện hành nghề theo quy định;
- Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình;
- Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức lựa chọn các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực phù hợp theo quy định của pháp luật để tư vấn, giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh hoặc kiểm định chất lượng công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?