Cơ cấu tổ chức của Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
- Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
- Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác hợp tác đầu tư với nước ngoài?
Cơ cấu tổ chức của Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Điều 1 Quyết định 1974/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
1. 04 tổ chức hành chính:
a) Văn phòng;
b) Phòng Quan hệ quốc tế;
c) Phòng Hợp tác đầu tư;
d) Phòng Giáo dục quốc tế.
2. 02 đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Trung tâm Phát triển giáo dục quốc tế;
b) Phân viện Puskin.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
- 04 tổ chức hành chính:
+ Văn phòng;
+ Phòng Quan hệ quốc tế;
+ Phòng Hợp tác đầu tư;
+ Phòng Giáo dục quốc tế.
- 02 đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Trung tâm Phát triển giáo dục quốc tế;
+ Phân viện Puskin.
Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Điều 39 Quyết định 4668/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Hợp tác quốc tế là đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về giáo dục quốc tế và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục. Thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực công tác được giao theo quy định.
Cục Hợp tác quốc tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác hợp tác đầu tư với nước ngoài?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại khoản 3 Điều 40 Quyết định 4668/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Về công tác giáo dục quốc tế
a) Xây dựng, hướng dẫn thực hiện quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật; làm chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục ở nước ngoài;
b) Xây dựng, hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam;
c) Kết nối, hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam và nước ngoài về liên kết chương trình giáo dục, đào tạo; trao đổi giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;
d) Tuyển chọn, cử đi học, quản lý, theo dõi tình hình học tập, cấp phát kinh phí cho công dân Việt Nam học tập tại nước ngoài và tiếp nhận về nước theo các đề án, chương trình học bổng có sử dụng ngân sách nhà nước theo phân công; tuyển chọn, cử đi, quản lý và thực hiện các chế độ đối với công dân Việt Nam đi giảng dạy hoặc làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Tiếp nhận, quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam theo các Hiệp định về giáo dục và đào tạo giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà nước hoặc Chính phủ các nước;
e) Thực hiện các dịch vụ công về giáo dục và đào tạo quốc tế.
3. Về công tác hợp tác đầu tư với nước ngoài
a) Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các cơ chế, chính sách hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
b) Tổ chức các hoạt động xúc tiến hợp tác đầu tư nước ngoài, vận động các nguồn lực; chuyển giao công nghệ, mô hình giáo dục của nước ngoài. Quản lý việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Thẩm định các điều kiện và quyết định cho phép mở, quản lý, kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài; quản lý hoạt động dịch vụ tư vấn du học;
d) Tổng hợp, thống kê, báo cáo về các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài và các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
...
Theo đó, trong công tác hợp tác đầu tư với nước ngoài, Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các cơ chế, chính sách hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến hợp tác đầu tư nước ngoài, vận động các nguồn lực; chuyển giao công nghệ, mô hình giáo dục của nước ngoài. Quản lý việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thẩm định các điều kiện và quyết định cho phép mở, quản lý, kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài; quản lý hoạt động dịch vụ tư vấn du học;
- Tổng hợp, thống kê, báo cáo về các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài và các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?