Có cấp phép hoạt động cho trụ bơm xăng tự động không? Vi phạm về hoạt động kinh doanh xăng dầu sẽ bị xử phạt ra sao?
Thương nhân kinh doanh xăng dầu có những loại hình nào?
Kinh doanh xăng dầu thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư. Kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP.
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
10. Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm: Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu; thương nhân phân phối xăng dầu; thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu; thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu; thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu."
Như vậy có thể thấy, điều khoản trên quy định rõ điều kiện, quyền và nghĩa vụ đối với từng loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu. Để được kinh doanh xăng dầu, thương nhân phải đáp ứng đủ điều kiện làm 1 trong 7 loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu nêu trên, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép/Giấy xác nhận đủ điều kiện phù hợp loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
Có cấp phép hoạt động cho trụ bơm xăng tự động không?
Có cấp phép hoạt động cho trụ bơm xăng tự động không?
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 24 Nghị định 83/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 24. Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Cửa hàng xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:
2. Thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên của thương nhân là đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định này (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu). Trường hợp đi thuê cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân đi thuê phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.”
3. Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu, bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.”
4. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành."
Do đó, cửa hàng bán lẻ xăng dầu cần đáp ứng những điều kiện nêu trên để đề nghị với Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
Còn về việc kinh doanh trụ bơm xăng tự động thì chị cũng cần đảm bảo các điều kiện kinh doanh xăng dầu như trên về đề nghị với Sở Công Thương. Nếu trụ bơm xăng tự động của chị đáp ứng đầy đủ các yêu cầu điều khoản nêu trên và cột bơm xăng đạt quy chuẩn tại Điều 9 QCVN 01:2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BTC thì chị sẽ được cấp giấy chứng nhận kinh doanh trụ bơm xăng tự động.
Vi phạm về hoạt động kinh doanh xăng dầu sẽ bị xử phạt ra sao?
Tại Điều 14 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về hành vi xử phạt vi phạm hành chính như sau:
"Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện cửa hàng bán lẻ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động kinh doanh nhưng không bảo đảm duy trì điều kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng bán lẻ xăng dầu;
b) Cửa hàng xăng dầu trên mặt nước hoạt động kinh doanh nhưng không bảo đảm duy trì điều kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu trên mặt nước;
c) Sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân bán lẻ xăng dầu tại cơ sở không có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được dọ thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này".
Như vậy, trường hợp thương nhân bán lẻ xăng dầu tại cơ sở không có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu có thể bị xử phạt 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và buộc nộp lại lợi nhuận từ việc kinh doanh này. Lưu ý mức phạt tiền trên là mức phạt với tổ chức, trường hợp là cá nhân thì mức phạt sẽ bằng 1/2 mức phạt trên (Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?