Có cần xác định diện tích địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh hay không? Ai có thẩm quyền ký quyết định khám xét địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh?
Có cần xác định diện tích địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh hay không?
Liên quan đến vấn đề chị nêu, tại Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Căn cứ vào các quy định nêu trên thì địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh có thể là nhiều nơi nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh.
Khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký chỉ ghi thông tin về địa chỉ chứ không ghi diện tích để thực hiện hoạt động kinh doanh là bao nhiêu.
Cụ thể về điều kiện và hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại Điều 82 và Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Có cần xác định diện tích địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh hay không? Ai có thẩm quyền ký quyết định khám xét địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền ký quyết định khám xét địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh?
Thẩm quyền khám xét địa điểm kinh doanh là nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 2 Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
...
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được sửa đổi bởi khoản 62 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020), cụ thể như sau:
Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Trưởng trạm Công an cửa khẩu;
c) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp Vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại;
d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
h) Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Theo đó nếu địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh cũng là chỗ ở của chủ hộ thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định ký quyết định khám xét.
Trường hợp địa điểm kinh doanh không phải là chỗ ở sẽ do những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 nêu trên thực hiện.
Phân biệt khái niệm chỗ ở và địa điểm kinh doanh thế nào để không bị nhầm lẫn thẩm quyền kiểm tra?
Về khái nhiệm chỗ ở hợp pháp được nêu tại khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú 2020 thì Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.
Còn về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh được nêu tại Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
Vậy nếu chị đăng ký địa điểm kinh doanh là chỗ ở thì hiểu là toàn bộ chỗ ở đó là địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh (không phân biệt diện tích nhà với diện tích trưng bày hàng hóa). Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành khám xét địa điểm kinh doanh tức là khám xét toàn bộ phạm vi diện tích tại địa chỉ đã đăng ký hộ kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?