Có cần phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có tổng mức vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng không?
- Có cần phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có tổng mức vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng không?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được phân thành mấy loại?
- Nguyên tắc quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định như thế nào?
Có cần phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có tổng mức vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục a Mục 1 Điều 14 Quy định về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
1. Lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
a) Công trình xây dựng mới, nâng cấp mở rộng, cải tạo sửa chữa có tổng mức vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
- Đối với các dự án có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng, căn cứ chủ trương đầu tư xây dựng, Ban quản lý dự án BHXH tỉnh tổ chức lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt.
- Đối với các dự án có tổng mức đầu tư từ 1 tỷ đến dưới 15 tỷ đồng, căn cứ chủ trương đầu tư xây dựng, phương án kiến trúc đã được chấp thuận, chủ đầu tư lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình trình BHXH Việt Nam phê duyệt.
b) Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình được lập theo quy định tại Khoản 4, Điều 35 Luật Xây dựng.
...
Như vậy, đối với công trình xây dựng trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tổng mức vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất) thì chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Có cần phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có tổng mức vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng không? (Hình từ Internet)
Dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được phân thành mấy loại?
Theo quy định tại Điều 3 Quy định về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014 thì dự án đầu tư xây dựng được phân loại như sau:
(1) Phân loại theo tính chất dự án gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng mới gồm: Trụ sở làm việc; các công trình phụ trợ như nhà để xe, trạm biến áp... và các hạng mục tương tự khác (nếu có);
- Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng: Nhằm bổ sung, nâng cấp một số hạng mục, tăng giá trị tài sản, tăng quy mô đã đầu tư để nâng cao chất lượng sử dụng công trình, tăng công suất so với thiết kế ban đầu hoặc vẫn giữ nguyên công suất thiết kế ban đầu nhưng làm thay đổi kết cấu, kiến trúc công trình. Các dự án đầu tư để mở rộng diện tích làm việc, lắp đặt thang máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy và các hạng mục khác có tính chất tương tự;
- Dự án cải tạo, sửa chữa: Nhằm duy trì hoạt động theo công suất thiết kế ban đầu. Thuộc loại này là các dự án cải tạo, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn trụ sở làm việc và các công trình xây dựng khác mà việc cải tạo, sửa chữa này không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và công suất thiết kế ban đầu của công trình.
(2) Phân loại theo nguồn vốn đầu tư:
- Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước;
- Vốn đầu tư phát triển của BHXH Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Nguyên tắc quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014 về nguyên tắc quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:
- Tất cả các dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống BHXH Việt Nam phải được quản lý và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống BHXH Việt Nam được quản lý tập trung, thống nhất; có sự phân cấp rõ ràng, chặt chẽ giữa các cấp trong việc thực hiện quyền, trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư.
- Việc đầu tư xây dựng công trình phải căn cứ vào chiến lược phát triển chung của BHXH Việt Nam; quy hoạch phát triển hệ thống trụ sở của Ngành; đầu tư xây dựng công trình cấp bách khác được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, quyết định.
- Đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả tuân thủ quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, định mức; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng của địa phương;
- Đảm bảo quốc phòng - an ninh, mỹ quan và an toàn môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa xã hội của từng địa phương, từng vùng và đặc thù hoạt động của đơn vị quản lý sử dụng công trình; thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí và các tiêu cực khác có thể phát sinh trong đầu tư xây dựng công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?