Có cần phải ghi ký hiệu nhựa trên nhãn hàng hóa là chai nhựa được sản xuất để đựng thực phẩm là sữa hay không?

Có cần phải ghi ký hiệu nhựa trên nhãn hàng hóa là chai nhựa được sản xuất để đựng thực phẩm là sữa hay không? Cụ thể, công ty tôi là đơn vị sản xuất chai nhựa để đựng sữa. Vậy cho tôi hỏi, công ty tôi có phải ghi ký hiệu nhựa trên chai không? - Câu hỏi của chị Lan Châu ở Bình Dương.

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải có những nội dung nào?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa như sau:

Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
...

Theo đó, trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải có những thông tin được quy định tại Điều 10 nêu trên. Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I.

Có cần phải ghi ký hiệu nhựa trên nhãn hàng hóa là chai nhựa được sản xuất để đựng thực phẩm là sữa hay không?

Có cần phải ghi ký hiệu nhựa trên nhãn hàng hóa là chai nhựa được sản xuất để đựng thực phẩm là sữa hay không? (Hình từ Internet)

Có cần phải ghi ký hiệu nhựa trên nhãn hàng hóa là chai nhựa được sản xuất để đựng thực phẩm là sữa hay không?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo như sau:

Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo
1. Thông số kỹ thuật và dung sai của thông số này (nếu có), thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp không có quy định cụ thể, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định thông số kỹ thuật, dung sai và thông tin cảnh báo. Thông tin cảnh báo ghi trên nhãn bằng chữ, bằng hình ảnh hoặc bằng các ký hiệu theo thông lệ quốc tế và quy định liên quan.
Giá trị khoảng dung sai được thể hiện trên nhãn phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì không được ghi theo hướng tạo lợi thế cho chính hàng hóa đó.
...
8. Thông số kỹ thuật; thông tin cảnh báo của hàng hóa có cách ghi khác với quy định tại Điều này thì ghi theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan.
....

Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP được thay thế bởi Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hoá thì đối với sản phẩm nhựa có các nội dung bắt buộc sau:

- Định lượng.

- Tháng sản xuất.

- Thành phần.

- Thông số kỹ thuật.

- Thông tin cảnh báo.

Như vậy, trường hợp của công ty bạn thực hiện sản xuất các chai nhựa để chứa thực phẩm là sữa thì vẫn phải ghi các nội dung thông tin cảnh báo về sản phẩm nhựa, cụ thể là các ký hiệu về nhựa.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành để áp dụng thực hiện đúng theo quy định pháp luật khi sản xuất các sản phẩm nhựa chứa thực phẩm là sữa.

Mức phạt đối với hành vi không ghi đầy đủ nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 8 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 48, khoản 49, khoản 54 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa như sau:

Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định pháp luật mà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan:
a) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa có nhãn (kể cả nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
....
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa;
....

Theo đó, đối với hành vi không ghi đầy đủ thông tin bắt buộc trên nhãn hàng hóa, thì tùy thuộc vào giá trị của hàng hóa mà người bị vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 31 nêu trên và hình thức phạt bổ sung được quy định tại điểm a khoản 8 Điều 31 nêu trên.

Như vậy, nếu công ty bạn không ghi ký hiệu nhựa trên nhãn chai nhựa thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 31. Đồng thời công ty bạn còn bị buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông.

Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa.

Nhãn hàng hóa
Ghi nhãn hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sản phẩm quá nhỏ thì ghi nhãn hàng hóa thế nào?
Pháp luật
In nhãn hàng hóa là thực phẩm bị thiếu thông tin 'BẮT BUỘC' thì có được dán decal để bổ sung hay không?
Pháp luật
Nhãn phụ hàng hóa là gì? Thông tin trên nhãn phụ hàng hóa là thực phẩm có bắt buộc ghi thông tin dinh dưỡng không?
Pháp luật
Có được quyền dán nhãn hàng hóa để xuất khẩu khi mua hàng hóa không nhãn tại Việt Nam hay không?
Pháp luật
Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
Pháp luật
Trên nhãn hàng hóa sang chiết thì ngày sản xuất và hạn sử dụng được tính thế nào? Mua gạo về sang chiết thành bao nhỏ ghi nhãn hàng hóa như thế nào?
Pháp luật
Nội dung phải có trên nhãn mỹ phẩm gồm những nội dung gì? Trường hợp ghi sai kích thước chữ và số trên nhãn mỹ phẩm thì sẽ bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được dùng mã vạch của Việt Nam dán đè lên mã vạch của nước ngoài trên nhãn hàng hóa hay không?
Pháp luật
Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào? Thể hiện thông tin địa điểm trên nhãn hàng hóa gồm các thông tin nào?
Pháp luật
Nhãn trên bó hoặc cuộn thép làm cốt bê tông tối thiểu phải bao gồm các thông tin gì? Việc quản lý đối với thép làm cốt bê tông được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhãn hàng hóa
3,116 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhãn hàng hóa Ghi nhãn hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhãn hàng hóa Xem toàn bộ văn bản về Ghi nhãn hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào