Có cần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất hay không? Trường hợp nào không cần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế ?
Có cần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất hay không?
Căn cứ Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất như sau:
Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, về nguyên tắc thì một trong các điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất là phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, có hai trường hợp có thể không cần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013.
Có cần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không cần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế ?
Căn cứ Điều 168 Luật Đất đai 2013 quy định về thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:
Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
...
Bên cạnh đó tại Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam như sau:
Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
...
3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
Như vậy, đối với trường hợp của anh, muốn chuyển nhượng trước tiên phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Nếu đủ điều kiện thừa kế sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không cần đến giấy chứng nhận cũ.
Ngoài ra, đối với đối tượng người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.
Gia đình anh nên liên hệ văn phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản, sau khi công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế thì những người thừa kế mới có thể chuyển nhượng.
Trường hợp người mất không để lại di chúc thì phải phân chia di sản thừa kế như thế nào?
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
...
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau
Như vậy, khi người mất không để lại di chúc thì việc phân chia di sản thừa kế sẽ thực hiện theo quy định pháp luật về hàng thừa kế. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?