Có cần đăng ký khai thác nước dưới đất đối với dự án phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư hay không?
Trường hợp nào phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư khi khai thác nước dưới đất?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 201/2003/NĐ-CP, bị sửa đổi bởi điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định các dự án phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư bao gồm:
"Điều 2. Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn theo quy định tại Điều 6 của Luật tài nguyên nước được thực hiện như sau:
1. Các dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải lấy ý kiến bao gồm:
a) Công trình hồ, đập có tổng dung tích từ 500 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước mặt với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên;
b) Công trình chuyển nước giữa các nguồn nước;
c) Công trình hồ, đập làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông, suối trên một đoạn có chiều dài từ một (01) km trở lên;
đ) Công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên;
e) Các trường hợp quy định tại Khoản này nếu có yếu tố bí mật quốc gia thì không phải thực hiện việc lấy ý kiến."
Theo đó, công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên mới phải tiến hành lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư.
Bạn có thể đối chiếu quy định trên với lưu lượng thực tế tại dự án công trình khai thác nước dưới đất của công ty bạn để xác định có thuộc trường hợp này hay không.
Dự án có công trình khai thác nước dưới đất cần lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư vào thời điểm nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 201/2003/NĐ-CP, bị sửa đổi bởi điểm đ khoản 1 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, thời điểm lấy ý kiến được quy định như sau:
"Điều 2. Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước
[...]
2. Thời điểm lấy ý kiến:
a) Trong quá trình lập dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại Điểm a, b, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;
b) Trong quá trình thăm dò đối với công trình khai thác nước dưới đất quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này."
Theo đó, trường hợp dự án nêu trên cần lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư thì phải tiến hành trong quá trình thăm dò công trình khai thác nước dưới đất.
Cơ quan tổ chức lấy ý kiến được quy định tại khoản 4 Điều này như sau:
"4. Cơ quan tổ chức lấy ý kiến:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi nguồn nước nội tỉnh chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nguồn nước nội tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước nội tỉnh quy định tại Điểm a, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi nguồn nước liên tỉnh chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nguồn nước liên tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước liên tỉnh quy định tại Điểm a, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi có nguồn nước nội tỉnh bị chuyển nước, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có nguồn nước liên tỉnh bị chuyển nước chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh;
đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi dự kiến bố trí công trình khai thác nước dưới đất, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này."
Theo đó, ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi dự kiến bố trí công trình khai thác nước dưới đất là cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất trong trường hợp này
Có cần đăng ký khai thác nước dưới đất đối với dự án phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư hay không?
Có cần đăng ký khai thác nước dưới đất đối với dự án phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 201/2003/NĐ-CP, việc đăng ký khai thác nước dưới đất được quy định như sau:
"Điều 17. Đăng ký khai thác nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này và các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà nằm trong khu vực quy định tại các Điểm b, c, d và Điểm đ Khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.
[...]"
"Điều 16. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không phải đăng ký, không phải xin phép
[...]
2. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
a) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước;
[...]"
Như vậy, bạn cần đối chiếu các quy định trên với thông tin dự án có công trình khai thác nước dưới đất mà doanh nghiệp bạn đang thực hiện để xác định chính xác có thuộc trường hợp đăng ký hay không.
Việc đăng ký khai thác nước dưới đất không phụ thuộc vào việc dự án đó có cần phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?