Có các chất phụ gia thực phẩm nào được phép sử dụng hiện nay? Điều kiện để kinh doanh caffein là gì?
Có các chất phụ gia thực phẩm nào được phép sử dụng?
Về danh mục các chất phụ gia được sử dụng tại Điều 5 Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định như sau:
Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và mức sử dụng tối đa trong thực phẩm
1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm tại Phụ lục 1.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này Mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm trong thực phẩm tại Phụ lục 2A và Phụ lục 2B.
3. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục phụ gia thực phẩm và đối tượng thực phẩm sử dụng theo GMP tại Phụ lục 3.
4. Hương liệu dùng trong thực phẩm bao gồm các hương liệu đã được JECFA đánh giá, xác định an toàn ở các lượng ăn vào dự kiến hoặc lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được (ADI). Các hương liệu này phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tương ứng về nhận biết và độ tinh khiết; tuân theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 Hướng dẫn sử dụng hương liệu và các quy định cụ thể tại Thông tư này.
Theo đó để tra cứu các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng chị vui lòng tham khảo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BYT.
Có các chất phụ gia thực phẩm nào được phép sử dụng hiện nay? Điều kiện để kinh doanh caffein là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện kinh doanh caffein là gì?
Liên quan đến quy định về điều kiện kinh doanh caffein. Caffein là hóa chất dùng trong sản xuất thực phẩm. Đối với điều kiện kinh doanh này đưa vào phụ gia thực phẩm. Chị tham khảo các quy định tại Điều 30 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm. Cần phải đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm trong kinh doanh:
Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm
Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:
1. Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm.
2. Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa.
3. Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó còn có quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm được quy định tại Điều 33 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau
Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm:
1. Chỉ được sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định. Trong trường hợp phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế theo quy định tại Điều 7, 8 Nghị định này.
2. Sử dụng phụ gia thực phẩm không vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép; đúng đối tượng thực phẩm; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; còn thời hạn sử dụng; đáp ứng đầy đủ cácyêu cầu quản lý và yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm."
Như vậy, khi kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm và đảm bảo thực hiện đúng tráng nhiệm như nêu trên.
Thực hiện tự công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm như thế nào?
Phụ gia thực phẩm được phân loại thành phụ gia thực phẩm đơn chất và phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, về thử tục tự công bố có nêu tại Điều 31 và Điều 32 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
Điều 31. Quy định về phụ gia thực phẩm đơn chất
1. Phụ gia thực phẩm thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định thuộc đối tượng tự công bố.
2. Thủ tục tự công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm đơn chất thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Điều 32. Quy định về phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới
1. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế.
2. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia trong thành phần cấu tạo.
3. Trình tự thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới theo quy định tại Điều 7, 8 Nghị định này.
Theo đó đối với phụ gia thực phẩm đơn chất thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định thuộc đối tượng tự công bố. Thủ tục thực hiện theo Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Còn đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới không được thực hiện tự công bố mà phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế. Trình tự thủ tục đăng ký bản công bố thực hiện theo Điều 7, Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?