Có bắt buộc Thẩm phán Tòa án nhân dân phải đạt danh hiệu Thẩm phán giỏi thì mới được xét tặng danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu?
- Có bắt buộc Thẩm phán Tòa án nhân dân phải đạt danh hiệu Thẩm phán giỏi thì mới được xét tặng danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu?
- Thẩm phán Tòa án nhân dân được đặc cách xét tặng Danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu trong trường hợp nào?
- Quy trình đặc cách xét tặng Danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân được thực hiện thế nào?
Có bắt buộc Thẩm phán Tòa án nhân dân phải đạt danh hiệu Thẩm phán giỏi thì mới được xét tặng danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu?
Xét tặng Danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu (Hình từ internet)
Theo Điều 2 Quy chế xét tặng danh hiệu "Thẩm phán giỏi", "Thẩm phán tiêu biểu", "Thẩm phán mẫu mực" do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 quy định như sau:
Danh hiệu “Thẩm phán”
Là danh hiệu vinh dự của Tòa án nhân dân, được tặng cho các Thẩm phán có những đóng góp đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân:
1. Danh hiệu “Thẩm phán giỏi” được tặng cho các Thẩm phán có bản lĩnh chính trị vững vàng; phẩm chất đạo đức tốt; giỏi về nghiệp vụ; tiêu biểu trong rèn luyện, thực hiện chức trách nhiệm vụ, được công nhận thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế này.
2. Danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” được tặng cho các Thẩm phán xuất sắc trong số các Thẩm phán đạt danh hiệu “Thẩm phán giỏi” hoặc được đặc cách xét thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế này.
...
Căn cứ trên quy định Danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu được tặng cho các Thẩm phán xuất sắc trong số các Thẩm phán đạt danh hiệu “Thẩm phán giỏi” hoặc được đặc cách xét thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế này.
Như vậy, không bắt buộc Thẩm phán Tòa án nhân dân phải đạt danh hiệu Thẩm phán giỏi thì mới được xét tặng danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu.
Thẩm phán Tòa án nhân dân được đặc cách xét tặng Danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu trong trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Quy chế xét tặng danh hiệu "Thẩm phán giỏi", "Thẩm phán tiêu biểu", "Thẩm phán mẫu mực" do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 quy định như sau:
Tiêu chuẩn danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”
...
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có thể được đặc cách xét, tặng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”, nếu có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 của Quy chế này và giải quyết, xét xử liên tục từ 700 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 1.000 vụ, việc trở lên (đối với thành phố trực thuộc trung ương) và 900 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác), không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.
...
Căn cứ quy định trên thì Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có thể được đặc cách xét tặng danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu, nếu có đủ tiêu chuẩn sau đây:
- Đã có ít nhất 01 nhiệm kỳ làm Thẩm phán;
- Có phẩm chất đạo đức tốt; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế, kỷ luật của cơ quan, đơn vị;
- Tận tụy với nghề; ban hành bản án, quyết định đúng pháp luật; là tấm gương điển hình trong rèn luyện, thực hiện chức trách nhiệm vụ của Thẩm phán;
- Tích cực tham gia phong trào thi đua;
- Trong 03 năm công tác trước thời điểm xét tặng liên tục được xếp loại công chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
- Có số lượng, chất lượng vụ, việc đã trực tiếp (làm chủ tọa, tham gia) phiên tòa xét xử hoặc được phân công trực tiếp giải quyết (trong 65 tháng liên tục trước thời điểm xét tặng) bằng hoặc cao hơn các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế này, cụ thể:
+ Giải quyết, xét xử liên tục từ 700 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 1.000 vụ, việc trở lên (đối với thành phố trực thuộc trung ương) và 900 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác),
+ Không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.
- Số lượng, chất lượng các vụ, việc đã giải quyết, xét xử của Thẩm phán được tính theo phương thức sau:
+ Đối với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc được phân công trực tiếp giải quyết: Mỗi vụ, việc đã giải quyết, xét xử thì tính bằng 01 vụ, việc;
+ Đối với Thẩm phán tham gia Hội đồng xét xử: Mỗi vụ, việc đã giải quyết, xét xử thì tính bằng 1/2 vụ, việc;
+ Đối với mỗi Thẩm phán khi hòa giải thành 01 vụ án thì tính bằng 01 vụ án đã xét xử.
+ Bản án, quyết định bị sửa nghiêm trọng do nguyên nhân chủ quan thì tính bằng 1/2 bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan.
Quy trình đặc cách xét tặng Danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân được thực hiện thế nào?
Theo Điều 12 Quy chế xét tặng danh hiệu "Thẩm phán giỏi", "Thẩm phán tiêu biểu", "Thẩm phán mẫu mực" do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 quy định như sau:
Quy trình xét tặng danh hiệu “Thẩm phán”
1. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp:
a) Phổ biến, hướng dẫn thực hiện việc đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán”;
b) Căn cứ các quy định của Quy chế, lập hồ sơ đề xuất Hội đồng Tư vấn sơ tuyển và thẩm định danh sách các Thẩm phán đủ tiêu chuẩn, điều kiện được xét tặng danh hiệu “Thẩm phán”.
2. Hội đồng Tư vấn tổ chức phiên họp toàn thể để thực hiện các nội dung sau:
a) Nhận xét, đánh giá, thống nhất với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp danh sách các Thẩm phán đủ tiêu chuẩn, điều kiện đề nghị xét, tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán” theo quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 7 của Quy chế này.
b) Thông báo công khai tại cơ quan, đơn vị danh sách những Thẩm phán được đề nghị xét, tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán”. Sau 7 ngày kể từ khi thông báo, nếu không có ý kiến khiếu nại thì Hội đồng Tư Vấn và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp thống nhất hồ sơ và danh sách chính thức đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) xem xét, thẩm định.
3. Vụ Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao thẩm định hồ sơ đề nghị của Hội đồng Tư vấn; tổng hợp, thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao danh sách các Thẩm phán được đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán”.
4. Sau 7 ngày kể từ khi thông báo, nếu không có ý kiến khiếu nại, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân sẽ tổ chức phiên họp xem xét, đánh giá đối với từng Thẩm phán và thông qua danh sách các Thẩm phán đủ tiêu chuẩn, điều kiện được đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán” trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định tặng thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?