Có bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp hay không? Trình tự thành lập công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?
Có bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp hay không?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Công đoàn 2012 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn như sau:
"1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước."
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
"Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam"
Như vậy, không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập công đoàn cơ sở, việc thành lập này dựa trên cơ sở tự nguyện, có đoàn viên tự nguyện gia nhập công đoàn Việt Nam.
Công đoàn cơ sở (Hình từ Internet)
Trình tự thành lập công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13, Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về điều kiện thành lập và trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở Mục 12 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 về thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành.
Bạn có thể tham khảo thêm về điều kiện và trình tự thành lập công đoàn cơ sở tại các quy định trên.
Đóng kinh phí của công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định về tài chính công đoàn như sau:
"2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;"
Và căn cứ theo Điều 4, Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng và mức đóng kinh phí công đoàn như sau:
"Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:..."
Điều 5. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."
Căn cứ vào những quy định trên thì kinh phí công đoàn sẽ do doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Việc đóng kinh phí công đoàn là bắt buộc, không phân biệt doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở.
Trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì việc phân phối nguồn thu tài chính được quy định tại khoản 4 Điều 21 Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định như sau:
" 4. Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trong tổng số thu kinh phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này. Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết phải quản lý, theo dõi và trả lại cho công đoàn cơ sở khi đơn vị đó thành lập tổ chức công đoàn; Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở đã phá sản, giải thể thì số thu kinh phí công đoàn được ghi tăng nguồn thu tài chính công đoàn tại cấp trên cơ sở được phân cấp thu."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?