Có bắt buộc phải đặt tên riêng cho lớp mẫu giáo độc lập? Có được sử dụng tên nước ngoài trên biển tên của lớp mẫu giáo độc lập?
Có bắt buộc phải đặt tên riêng cho lớp mẫu giáo độc lập hay không?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định về tên, biển tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập như sau:
Tên, biển tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập
1. Đặt tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập
a) Tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập gồm:
- Nhóm trẻ độc lập hoặc lớp mẫu giáo độc lập hoặc lớp mầm non độc lập;
- Tên riêng của cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập được ghi trên quyết định thành lập, biển tên và các giấy tờ giao dịch.
b) Tên riêng của cơ sở giáo dục mầm non độc lập phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non độc lập; phù hợp truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và không trùng với tên riêng của cơ sở giáo dục mầm non khác trên cùng địa bàn xã, phường, thị trấn.
...
Theo đó, tên của lớp mẫu giáo độc lập phải có các thành tố như sau:
- Lớp mẫu giáo độc lập;
- Tên riêng của lớp mẫu giáo độc lập.
Như vậy, lớp mẫu giáo độc lập bắt buộc phải được đặt tên riêng và tên riêng của lớp mẫu giáo độc lập phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non độc lập;
Phù hợp truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và không trùng với tên riêng của cơ sở giáo dục mầm non khác trên cùng địa bàn xã, phường, thị trấn.
Lớp mẫu giáo độc lập? (Hình từ Internet)
Có được sử dụng tên nước ngoài trên biển tên của lớp mẫu giáo độc lập?
Theo điểm b khoản 2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định về tên, biển tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập như sau:
Tên, biển tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập
...
2. Biển tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập gồm những nội dung sau:
a) Bên trên: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và tên đơn vị cấp xã;
b) Ở giữa: Tên cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo quy định tại khoản 1 của Điều này, nếu sử dụng tên nước ngoài, phải ghi bên dưới tên tiếng Việt và cỡ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt;
c) Bên dưới: Địa chỉ, số điện thoại, trang web (nếu có), địa chỉ email, số quyết định cho phép thành lập.
Theo đó, nếu sử dụng tên nước ngoài trên biển tên của lớp mẫu giáo độc lập thì phải ghi bên dưới tên tiếng Việt và cỡ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt, tên lớp mầm non độc lập đặt ở giữa biển tên.
Ngoài ra, biển tên của lớp mẫu giáo độc lập còn bao gồm các thành phần như sau:
- Bên trên biển hiệu thể hiện thông tin về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tên đơn vị cấp xã;
- Bên dưới biển hiệu thể hiện thông tin về địa chỉ, số điện thoại, trang web (nếu có), địa chỉ email, số quyết định cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập.
Lớp mẫu giáo độc lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?
Theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục mầm non độc lập như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục mầm non độc lập
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
2. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non.
3. Bảo đảm việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của trẻ em.
4. Quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên; người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ em.
5. Quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật (nếu có).
6. Báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan quản lý.
7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, lớp mẫu giáo độc lập có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non.
- Bảo đảm việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của trẻ em.
- Quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên; người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ em.
- Quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật (nếu có).
- Báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan quản lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?