Có bắt buộc Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thường xuyên theo chức năng phải có Ủy viên Hội đồng không?
- Có bắt buộc Hội đồng tư vấn danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thường xuyên theo chức năng phải có Ủy viên Hội đồng không?
- Các bước thực hiện xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Hội đồng tư vấn?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thường xuyên theo chức năng được đánh giá theo những nội dung gì?
Có bắt buộc Hội đồng tư vấn danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thường xuyên theo chức năng phải có Ủy viên Hội đồng không?
Các bước thực hiện xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Hội đồng tư vấn? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 42 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng như sau:
Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
1. Trước khi tổ chức Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng có thể xin ý kiến chuyên gia hoặc làm việc với đại diện lãnh đạo các đơn vị đặt hàng, đơn vị quản lý nhà nước khác theo lĩnh vực để xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng trình Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.
2. Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng do Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng quyết định thành lập, gồm 09 thành viên
a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước đặt hàng hoặc lãnh đạo đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ (Vụ/Phòng/Ban Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế của các Tổng cục có Viện trực thuộc, Viện trực thuộc Bộ) của cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (sau đây gọi tắt là đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ);
c) Ủy viên Hội đồng gồm: Các nhà khoa học có chuyên môn phù hợp; đại diện các đơn vị chức năng trực thuộc có liên quan về: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch - Tài chính, Tổ chức cán bộ...; thư ký khoa học là chuyên viên đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ;
…
Theo đó, Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thường xuyên theo chức năng phải có Ủy viên Hội đồng và bao gồm:
- Các nhà khoa học có chuyên môn phù hợp;
- Đại diện các đơn vị chức năng trực thuộc có liên quan về: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch - Tài chính, Tổ chức cán bộ...;
- Thư ký khoa học là chuyên viên đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ;
Các bước thực hiện xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Hội đồng tư vấn?
Theo khoản 6 Điều 42 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
…
6. Trình tự làm việc của Hội đồng
a) Thư ký hành chính công bố quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự trong cuộc họp;
b) Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp;
c) Các thành viên Hội đồng thảo luận từng nhiệm vụ đề xuất về: Tính cấp thiết, tính mới, không trùng lặp, tính khả thi và ứng dụng, sự phù hợp với chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
d) Hội đồng đánh giá các đề xuất bằng hình thức bỏ phiếu theo mẫu M65-ĐGDMTX;
đ) Thư ký khoa học và thư ký hành chính tổng hợp kết quả kiểm phiếu theo mẫu M66-KPDMTX.
Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được đưa vào danh mục trình lãnh đạo phê duyệt để thực hiện nếu trên 3/4 số thành viên Hội đồng có mặt kiến nghị “Thực hiện”.
Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể kiến nghị đặt hàng nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng đưa vào danh mục trình Tổng cục trưởng các Tổng cục hoặc Viện trưởng các Viện trực thuộc Bộ phê duyệt để tổ chức thực hiện;
e) Đối với các nhiệm vụ được đề xuất thực hiện, Hội đồng thảo luận cụ thể để biểu quyết thống nhất về tên, mục tiêu, nội dung chính, sản phẩm dự kiến;
g) Đối với các nhiệm vụ đề nghị không thực hiện, Hội đồng thảo luận cụ thể để biểu quyết thống nhất về lý do đề nghị không thực hiện.
Theo đó, Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng theo các bước sau đây:
Bước 1: Thư ký hành chính công bố quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự trong cuộc họp;
Bước 2: Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp;
Bước 3: Các thành viên Hội đồng thảo luận từng nhiệm vụ đề xuất về: Tính cấp thiết, tính mới, không trùng lặp, tính khả thi và ứng dụng, sự phù hợp với chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
Bước 4: Hội đồng đánh giá các đề xuất bằng hình thức bỏ phiếu theo mẫu M65-ĐGDMTX;
Bước 5: Thư ký khoa học và thư ký hành chính tổng hợp kết quả kiểm phiếu theo mẫu M66-KPDMTX.
Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được đưa vào danh mục trình lãnh đạo phê duyệt để thực hiện nếu trên 3/4 số thành viên Hội đồng có mặt kiến nghị “Thực hiện”.
Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể kiến nghị đặt hàng nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng đưa vào danh mục trình Tổng cục trưởng các Tổng cục hoặc Viện trưởng các Viện trực thuộc Bộ phê duyệt để tổ chức thực hiện;
Bước 6: Xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
- Đối với các nhiệm vụ được đề xuất thực hiện, Hội đồng thảo luận cụ thể để biểu quyết thống nhất về tên, mục tiêu, nội dung chính, sản phẩm dự kiến;
- Đối với các nhiệm vụ đề nghị không thực hiện, Hội đồng thảo luận cụ thể để biểu quyết thống nhất về lý do đề nghị không thực hiện.
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thường xuyên theo chức năng được đánh giá theo những nội dung gì?
Theo Điều 46 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định nội dung đánh giá và yêu cầu đối với sản phẩm của nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng như sau:
(1) Đánh giá về báo cáo tổng hợp:
Đánh giá tính đầy đủ, rõ ràng, xác thực và logic của báo cáo tổng hợp (phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng, …) và tài liệu cần thiết kèm theo (các tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ, sản phẩm trung gian, tài liệu được trích dẫn);
(2) Đánh giá về số lượng, chất lượng sản phẩm của nhiệm vụ so với thuyết minh được phê duyệt;
Mỗi sản phẩm của nhiệm vụ được đánh giá trên các tiêu chí về số lượng và chất lượng sản phẩm theo 03 mức:
+ “Xuất sắc” khi vượt mức so với đặt hàng;
+ “Đạt” khi đáp ứng đúng, đủ yêu cầu theo đặt hàng;
+ “Không đạt” khi không đáp ứng đúng, đủ yêu cầu theo đặt hàng;
(3) Yêu cầu cần đạt đối với báo cáo tổng hợp theo mẫu M76-BCTKTX
Tổng quan được các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến nhiệm vụ; số liệu, tư liệu có tính đại diện, độ tin cậy, xác thực, cập nhật; nội dung báo cáo là toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày theo kết cấu hệ thống và logic khoa học; các luận cứ khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn giải đáp những vấn đề nghiên cứu đặt ra, phản ánh trung thực kết quả nhiệm vụ; kết cấu nội dung hợp lý, văn phong khoa học.
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ đánh giá theo 03 mức:
+ “Xuất sắc” khi báo cáo tổng hợp đã hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu;
+ “Đạt” khi báo cáo tổng hợp cần chỉnh sửa, bổ sung và có thể hoàn thiện;
+ “Không đạt” khi không thuộc các trường hợp trên;
Lưu ý:
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thường xuyên theo chức năng được đánh giá chung theo 03 mức:
+ “Xuất sắc” khi tất cả tiêu chí về sản phẩm đều đạt mức ‘Xuất sắc” và Báo cáo tổng hợp đạt mức “Đạt” trở lên;
+ “Đạt” khi đáp ứng đồng thời các yêu cầu: Tất cả các tiêu chí về chất lượng, chủng loại sản phẩm ở mức “Đạt” trở lên; ít nhất 3/4 tiêu chí về số lượng sản phẩm ở mức “Đạt” trở lên (những sản phẩm không đạt về số lượng thì vẫn phải đảm bảo đạt ít nhất 3/4 so với đặt hàng), báo cáo tổng hợp đạt mức “Đạt” trở lên;
+ “Không đạt” khi không thuộc hai trường hợp trên hoặc nộp hồ sơ chậm quá 60 ngày kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng;
- Đánh giá, xếp loại của Hội đồng theo 02 mức:
+ “Xuất sắc” nếu nhiệm vụ có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng có mặt nhất trí đánh giá mức “Xuất sắc” và không có thành viên đánh giá ở mức “Không đạt”;
+ "Không đạt" nếu nhiệm vụ có nhiều hơn 1/3 số thành viên Hội đồng có mặt đánh giá mức ”Không đạt”; đánh giá “Đạt” nếu nhiệm vụ không thuộc hai trường hợp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?