Có bao nhiêu yếu tố dữ liệu đặc tả trên trang thông tin điện tử? Thuộc tính nội dung của yếu tố dữ liệu đặc tả có được sử dụng tiếng nước ngoài không?
Có bao nhiêu yếu tố dữ liệu đặc tả trên trang thông tin điện tử?
Có bao nhiêu yếu tố dữ liệu đặc tả trên trang thông tin điện tử? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2011/TT-BTTTT quy định như sau:
1. Dữ liệu đặc tả (Metadata) là những thông tin mô tả các đặc tính của dữ liệu như nội dung, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, truy cập, quản lý và lưu trữ dữ liệu.
2. Chuẩn Dublin Core về dữ liệu đặc tả là một tập bao gồm 15 yếu tố dữ liệu đặc tả cơ bản được sử dụng để mô tả tài nguyên.
3. Yếu tố dữ liệu đặc tả là thuộc tính được sử dụng để mô tả một tài nguyên thông tin. Mỗi yếu tố dữ liệu đặc tả có thể có một hoặc nhiều yếu tố con. Mỗi yếu tố dữ liệu đặc tả được xác định bởi hai thuộc tính chính là tên và nội dung.
Theo Điều 4 Thông tư 24/2011/TT-BTTTT quy định như sau:
Các yếu tố dữ liệu đặc tả
Các yếu tố dữ liệu đặc tả được sử dụng theo chuẩn Dublin Core như sau:
1. Các yếu tố bắt buộc sử dụng bao gồm: tiêu đề, người tạo, thời gian, mô tả, cơ quan ban hành và yếu tố định danh.
2. Các yếu tố khuyến nghị sử dụng (nên được sử dụng): ngôn ngữ, nguồn, người cộng tác và chủ đề.
3. Các yếu tố tùy chọn (tùy chọn sử dụng để có thêm thông tin): phạm vi, dạng, định dạng, quan hệ và các quyền.
Các yếu tố dữ liệu đặc tả được giải thích cụ thể tại Phụ lục I của Thông tư này.
Theo đó, các yếu tố dữ liệu đặc tả được sử dụng theo chuẩn Dublin Core như sau:
- Các yếu tố bắt buộc sử dụng bao gồm: tiêu đề, người tạo, thời gian, mô tả, cơ quan ban hành và yếu tố định danh.
- Các yếu tố khuyến nghị sử dụng (nên được sử dụng): ngôn ngữ, nguồn, người cộng tác và chủ đề.
- Các yếu tố tùy chọn (tùy chọn sử dụng để có thêm thông tin): phạm vi, dạng, định dạng, quan hệ và các quyền.
Thuộc tính nội dung của yếu tố dữ liệu đặc tả có được sử dụng tiếng nước ngoài không?
Theo Điều 5 Thông tư 24/2011/TT-BTTTT quy định như sau:
Quy định đối với thuộc tính nội dung của yếu tố dữ liệu đặc tả
1. Không được để trống đối với những yếu tố dữ liệu đặc tả bắt buộc sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
2. Phải được thể hiện bằng tiếng Việt sử dụng bộ ký tự và mã hóa cho tiếng Việt theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 đối với các mục thông tin theo quy định tại Điều 6 Thông tư này và thể hiện bằng tiếng Anh đối với các mục thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
3. Phải bảo đảm cô đọng và có ý nghĩa, mô tả ngắn gọn nội dung thông tin cần mô tả.
4. Phải được phân biệt bởi dấu chấm phẩy (;) trong trường hợp thuộc tính nội dung có nhiều giá trị khác nhau.
Theo đó, thuộc tính nội dung của yếu tố dữ liệu đặc tả được thể hiện bằng tiếng Anh đối với các mục thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 42/2022/NĐ-CP (thay thế Nghị định 43/2011/NĐ-CP), cụ thể:
Các chức năng hỗ trợ cơ bản của cổng thông tin điện tử
…
2. Cung cấp thông tin bằng tiếng nước ngoài
a) Cơ quan nhà nước phải bảo đảm cung cấp các thông tin bằng tiếng Anh gồm: Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc; thông tin liên hệ của cán bộ, công chức có thẩm quyền, bao gồm họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử chính thức.
b) Khuyến khích cơ quan nhà nước đăng tải các mục thông tin khác bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác.
c) Các mục thông tin quy định tại điểm a, điểm b của khoản 2 Điều này phải được cập nhật kịp thời khi có thay đổi.
Những thông tin nào bắt buộc sử dụng yếu tố dữ liệu đặc tả?
Theo Điều 6 Thông tư 24/2011/TT-BTTTT quy định như sau:
Thông tin bắt buộc sử dụng dữ liệu đặc tả
1. Trang chủ của cổng thông tin điện tử.
2. Thông tin giới thiệu về cơ quan chủ quản.
3. Toàn bộ tin, bài trong các mục sau:
a) Tin tức, sự kiện;
b) Thông tin chỉ đạo, điều hành;
c) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách;
d) Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển.
4. Các trang thông tin về:
a) Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý hành chính;
b) Dịch vụ công trực tuyến;
c) Thông tin của mỗi số công báo trong mục Công báo điện tử;
d) Dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công;
đ) Chương trình, đề tài khoa học;
e) Báo cáo thống kê;
g) Thông tin tiếng nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
5. Khuyến khích cơ quan chủ quản tạo lập dữ liệu đặc tả cho các thông tin khác trên cổng thông tin điện tử.
Theo đó, những thông tin nêu trên bắt buộc sử dụng yếu tố dữ liệu đặc tả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?