Có bao nhiêu mức phụ cấp ưu đãi nghề được áp dụng cho người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử?
- Có bao nhiêu mức phụ cấp ưu đãi nghề được áp dụng cho người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử?
- Công chức, viên chức năng lượng nguyên tử được cử đi học tập, công tác trong nước thì có còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề hay không?
- Công chức, viên chức năng lượng nguyên tử kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau thì tính phụ cấp ưu đãi thế nào?
Có bao nhiêu mức phụ cấp ưu đãi nghề được áp dụng cho người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 45/2014/QĐ-TTg có quy định có 04 mức phụ cấp ưu đãi nghề được áp dụng cho người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử như sau:
(1) Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với người làm việc trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với nguồn bức xạ.
(2) Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với người làm việc hành chính, phục vụ trực tiếp tại các cơ sở mà có nguy cơ nhiễm xạ.
(3) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với người làm việc gián tiếp, không thường xuyên tiếp xúc với nguồn bức xạ.
(4) Mức phụ cấp 20% áp dụng với người làm việc hành chính, phục vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 nêu trên.
Mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 1 Quyết định 45/2014/QĐ-TTg và Điều 2 Quyết định 45/2014/QĐ-TTg chế độ phụ cấp này áp dụng đối với Công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động đã được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP đang làm việc tại Cục Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Công chức, viên chức năng lượng nguyên tử được cử đi học tập, công tác trong nước thì có còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 45/2014/QĐ-TTg có quy định như sau:
Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
1. Đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
2. Đi công tác, học tập trong nước không trực tiếp làm các công việc được phân công thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử liên tục từ 06 (sáu) tháng trở lên.
3. Nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 03 (ba) tháng trở lên, trừ trường hợp nghỉ để chữa bệnh.
4. Nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (tính tròn tháng).
5. Bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc thời gian bị đình chỉ công tác (tính tròn tháng).
6. Đi công tác, làm các công việc khác không thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử liên tục từ 06 (sáu) tháng trở lên theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó đối với công chức, viên chức năng lượng nguyên tử được cử đi công tác, học tập trong nước mà không trực tiếp làm các công việc được phân công thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử thì vẫn sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.
Tuy nhiên nếu thời gian đi công tác, học tập quá 06 tháng liên tục trở lên thì các đối tượng này sẽ không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp nữa.
Có bao nhiêu mức phụ cấp ưu đãi nghề được áp dụng cho người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử? (Hình từ Internet)
Công chức, viên chức năng lượng nguyên tử kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau thì tính phụ cấp ưu đãi thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quyết định 45/2014/QĐ-TTg có nêu như sau:
Nguyên tắc áp dụng
1. Trường hợp đối tượng quy định tại Điều 2 Quyết định này thuộc đối tượng hưởng của các chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp có mức hưởng cao nhất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp đối tượng quy định tại Điều 2 Quyết định này kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau thì chỉ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp tương ứng với vị trí công việc theo chức năng, nhiệm vụ chính hoặc theo quy định về biên chế của đơn vị.
3. Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp quy định tại Điều 3 Quyết định này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Theo đó trường hợp công chức, viên chức năng lượng nguyên tử kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau thì chỉ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp tương ứng với vị trí công việc theo chức năng, nhiệm vụ chính hoặc theo quy định về biên chế của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?