Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật đối với thành phần Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm?
- Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bao gồm những thành phần nào?
- Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật đối với thành phần Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm?
- Trường hợp nào thành phần Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật?
- Thực hiện xử lý kỷ luật đối với thành phần Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức theo bao nhiêu bước?
Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bao gồm những thành phần nào?
Theo khoản 2 Điều 21 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định như sau:
Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức
...
2. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thành phần gồm Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chính trị viên là Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy cùng cấp, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.
...
Theo đó, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thành phần gồm:
- Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
- Chính trị viên là Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy cùng cấp,
- Phó Chỉ huy trưởng,
- Chính trị viên phó.
Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật đối với thành phần Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm?
Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức (Hình từ internet)
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định về hình thức xử lý kỷ luật như sau:
Hình thức kỷ luật
Hình thức kỷ luật Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 48 Luật Dân quân tự vệ; cụ thể như sau:
1. Đối với chiến sĩ Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
2. Đối với các chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
Theo đó, có 05 hình thức xử lý kỷ luật đối với thành phần Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm bao gồm:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
Trường hợp nào thành phần Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:
Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
1. Tình tiết giảm nhẹ
a) Người vi phạm kỷ luật đã có hành vi ngăn chặn hoặc làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm kỷ luật đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật;
c) Vi phạm kỷ luật do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
...
Theo đó, trong những trường hợp sau đây thành phần Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật, gồm:
- Người vi phạm kỷ luật đã có hành vi ngăn chặn hoặc làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
- Người vi phạm kỷ luật đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật;
- Vi phạm kỷ luật do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định về một số tình tiết tăng nặng mức kỷ luật như sau:
Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
...
2. Tình tiết tăng nặng
a) Vi phạm kỷ luật nhiều lần khi thực hiện nhiệm vụ;
b) Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất hoặc tinh thần;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm kỷ luật;
d) Tiếp tục vi phạm kỷ luật mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đó;
đ) Sau khi vi phạm kỷ luật có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm kỷ luật.
Thực hiện xử lý kỷ luật đối với thành phần Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức theo bao nhiêu bước?
Theo Điều 31 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật được thực hiện theo 07 bước sau:
Bước 1. Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật.
- Trường hợp người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm.
- Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
Bước 2. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người vi phạm họp kiểm điểm hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật.
Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp kiểm điểm và đề xuất hình thức kỷ luật.
Bước 3. Người chỉ huy trực tiếp hoặc ủy quyền xác minh và gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm để kết luận hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật.
Bước 4. Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
Bước 5. Báo cáo cấp ủy đảng có thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
Bước 6. Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.
Bước 7. Công bố quyết định kỷ luật, báo cáo cấp trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị, cơ quan, tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?