Có bao nhiêu hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
- Có bao nhiêu hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
- Ai được thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
- Không được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho những đối tượng nào?
Có bao nhiêu hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
Có bao nhiêu hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam? (Hình từ internet)
Theo Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1669/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:
Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Tổ chức họp báo.
2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam.
3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
4. Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
5. Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do Trung ương, địa phương tổ chức khi được yêu cầu.
6. Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí mà báo chí đã đăng không chính xác như thông tin đã được cung cấp.
Theo đó, có 06 hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, gồm:
- Tổ chức họp báo.
- Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam.
- Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
- Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
- Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do Trung ương, địa phương tổ chức khi được yêu cầu.
- Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí mà báo chí đã đăng không chính xác như thông tin đã được cung cấp.
Ai được thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
Theo Điều 3 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1669/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Chỉ những người dưới đây mới được nhân danh Tổng Liên đoàn phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Thông tin do những người này cung cấp là thông tin chính thức về hoạt động và quan điểm của Tổng Liên đoàn. Cụ thể như sau:
1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin chính thức cho báo chí của Tổng Liên đoàn:
a) Chủ tịch Tổng Liên đoàn;
b) Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn phụ trách công tác tuyên giáo;
c) Trưởng Ban Tuyên giáo là người được Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí (sau đây gọi chung là Người phát ngôn).
Họ và tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ hòm thư điện tử của Người phát ngôn được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và phải được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam.
2. Người được ủy quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí:
a) Chủ tịch Tổng Liên đoàn ủy quyền cho các Phó Chủ tịch, lãnh đạo các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo lĩnh vực được phân công phụ trách (sau đây gọi là Người được ủy quyền phát ngôn).
b) Việc ủy quyền phát ngôn được thực hiện bằng văn bản và chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định. Người được ủy quyền phát ngôn không được ủy quyền tiếp cho người khác và phải phối hợp với Người phát ngôn trong quá trình phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Tổng Liên đoàn về nội dung thông tin.
Căn cứ trên quy định chỉ những người dưới đây mới được nhân danh Tổng Liên đoàn phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Thông tin do những người này cung cấp là thông tin chính thức về hoạt động và quan điểm của Tổng Liên đoàn. Cụ thể như sau:
(1) Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin chính thức cho báo chí của Tổng Liên đoàn:
- Chủ tịch Tổng Liên đoàn;
- Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn phụ trách công tác tuyên giáo;
- Trưởng Ban Tuyên giáo là người được Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí.
Họ và tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ hòm thư điện tử của Người phát ngôn được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và phải được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam.
(2) Người được ủy quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí:
- Chủ tịch Tổng Liên đoàn ủy quyền cho các Phó Chủ tịch, lãnh đạo các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Việc ủy quyền phát ngôn được thực hiện bằng văn bản và chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định.
Người được ủy quyền phát ngôn không được ủy quyền tiếp cho người khác và phải phối hợp với Người phát ngôn trong quá trình phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Tổng Liên đoàn về nội dung thông tin.
Không được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho những đối tượng nào?
Theo Điều 4 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1669/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:
Những người không được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Cán bộ, công chức của Tổng Liên đoàn không được giao nhiệm vụ phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí thì không được nhân danh Tổng Liên đoàn để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí.
Trong trường hợp những người này trả lời phỏng vấn trên báo chí thì việc trả lời phỏng vấn đó mang tính chất cá nhân và phải chịu trách nhiệm về nội dung trả lời phỏng vấn của mình.
Căn cứ trên quy định không được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho cán bộ, công chức của Tổng Liên đoàn không được giao nhiệm vụ phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí.
Trong trường hợp những người này trả lời phỏng vấn trên báo chí thì việc trả lời phỏng vấn đó mang tính chất cá nhân và phải chịu trách nhiệm về nội dung trả lời phỏng vấn của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?