Có bao nhiêu dạng đèn tín hiệu giao thông đường bộ? Điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Có bao nhiêu dạng đèn tín hiệu giao thông đường bộ? Điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Và có bị tước giấy phép lái xe hay không? Xin cảm ơn.

Có bao nhiêu dạng đèn tín hiệu giao thông đường bộ?

Căn cứ Mục A1 Phụ lục A QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ, quy định như sau:

- Dạng đèn 1 Kiểu 1 là dạng đèn thường dùng, có 3 đèn tín hiệu xanh - vàng - đỏ. Ngoài ra còn các kiểu 2, 3, 4 các loại đèn báo hiệu cho phép ngoài đèn chính còn đèn mũi tên báo hiệu cho phép xe đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải, quay đầu.

- Dạng đèn 2 bao gồm các kiểu đèn ba màu hình mũi tên nhằm điều khiển các phương tiện theo các hướng cụ thể.

- Dạng đèn 3: Bên trái là đèn 2 mũi gạch chéo màu đỏ, bên phải là đèn mũi tên màu xanh. Khi tín hiệu màu đỏ sáng, các phương tiện phải dừng lại, khi đèn màu xanh sáng, các phương tiện được phép đi theo hướng mũi tên.

- Dạng đèn 4: Đèn tín hiệu 2 màu, xanh và đỏ. Kiểu 1 là đèn dạng đứng: tín hiệu đỏ ở trên, tín hiệu xanh ở dưới; Kiểu 2 là đèn dạng nằm ngang: đèn đỏ bên trái, đèn xanh bên phải. Tín hiệu màu đỏ các phương tiện dừng lại, tín hiệu màu xanh các phương tiện được đi.

- Dạng đèn 5: Đèn tín hiệu một màu đỏ. Kiểu 1 là đèn tròn, kiểu 2 là đèn chữ thập. Khi đèn sáng cấm đi, đặt phía sau nút giao theo chiều đi.

- Dạng đèn 6 gồm 4 tín hiệu màu trắng có đường kính từ 80 mm đến 100 mm: bảng bố trí đèn tín hiệu.

- Dạng đèn 7 là đèn tín hiệu điều khiển người đi bộ, người đứng màu đỏ, người đi màu xanh. Khi tín hiệu đỏ sáng, người đi bộ không được phép đi, khi tín hiệu xanh sáng, người đi bộ được phép đi trong phần đường dành cho người đi bộ. Kiểu 1: Tín hiệu đỏ bên trái, tín hiệu xanh bên phải; Kiểu 2: tín hiệu đỏ ở trên, tín hiệu xanh ở dưới

- Dạng đèn 8 là đèn đếm lùi dùng để hỗ trợ cho các phương tiện giao thông biết thời gian có hiệu lực của tín hiệu đèn. Chữ số trên đèn đếm lùi phải hiện thị được ở 2 trạng thái màu xanh và màu đỏ. Khi tín hiệu xanh, chữ số màu xanh, khi tín hiệu đỏ, chữ số màu đỏ. Kiểu 1 thường sử dụng cho đèn ở vị trí thấp, kiểu 2 dùng cho đèn ở vị trí cao hoặc ở phía bên kia nút giao.

- Dạng đèn 9 là đèn sử dụng để cảnh báo nguy hiểm: đèn nhấp nháy có dạng hình tròn hoặc đèn hình chữ có nội dung cảnh báo nguy hiểm. Nội dung của chữ có thể thay đổi tùy theo yêu cầu cần cảnh báo. Chu kỳ nháy của đèn phải phù hợp để gây chú ý nhưng vẫn phải cho người điều khiển phương tiện đọc được nội dung cần cảnh báo.

- Ngoài các dạng đèn nêu trên, còn có thể sử dụng đèn mũi tên kết hợp hình một loại phương tiện để điều khiển, chỉ dẫn một loại phương tiện cụ thể.

- Với các dạng đèn đã nêu, có thể bố trí các tín hiệu khác nhau (xanh, vàng, đỏ) trên cùng một bóng đèn nhưng phải đảm bảo một tín hiệu màu duy nhất, rõ ràng trên mặt đèn ở từng thời điểm trong chu kỳ của đèn.

- Kích thước của đèn từ 200mm đến 300mm với các đèn tín hiệu chính. Với các đèn có số, chữ và hình phương tiện tham gia giao thông có thể điều chỉnh phù hợp để người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết.

Có bao nhiêu dạng đèn tín hiệu giao thông đường bộ? Điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Có bao nhiêu dạng đèn tín hiệu giao thông đường bộ? Điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;
d) Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
g) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính."

Theo đó, điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và bị xử phạt như vượt đèn đỏ từ 800.000 đồng đến - 1.000.000 đồng.

Điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có bị tước giấy phép lái xe hay không?

Theo đó tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

""Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng."

Theo đó, quay đầu xe khi gặp đèn đỏ ngoài bị phạt tiền thì còn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một tháng đến ba tháng.

Điều khiển xe máy
Đèn giao thông Tải về trọn bộ các văn bản Đèn giao thông hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Từ 01/01/2025, quy định về đèn giao thông được sửa đổi theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
Pháp luật
Giao xe máy cho con chưa đủ tuổi lái xe, phụ huynh có bị phạt không? Mức phạt chưa đủ tuổi lái xe máy?
Pháp luật
Giao xe máy 100 cm3 cho người chưa đủ 18 tuổi có thể bị xử phạt đến 2 triệu đồng? Chưa đủ 18 tuổi được lái xe máy có phân khối bao nhiêu?
Pháp luật
Ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông xanh, đỏ, vàng? Tín hiệu đèn giao thông có phải hệ thống báo hiệu đường bộ?
Pháp luật
Năm 2025 thay đổi ý nghĩa tín hiệu đèn giao thông theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thế nào?
Pháp luật
Công an cấp nào được phép kiểm tra phương tiện tại bãi giữ xe của các trường để xử lý vi phạm đối với học sinh chưa tuổi điều khiển xe máy?
Pháp luật
Cách tính thời gian đèn giao thông? Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng là bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Xe gắn máy được chở tối đa mấy người? Người từ đủ bao nhiêu tuổi thì được lái xe gắn máy? Lái xe dưới 50cm3 có cần bằng không?
Pháp luật
Điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của Cảnh sát giao thông thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Người điều khiển xe máy dắt bộ xe máy sang đường khi đèn đỏ có bị xử phạt? Nếu hành vi này gây ra tai nạn giao thông thì có bị xử phạt hình sự hay không?
Pháp luật
Đèn giao thông chuyển sang màu đỏ nhưng cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh tiếp tục đi thì chấp hành theo hiệu lệnh nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều khiển xe máy
8,579 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều khiển xe máy Đèn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều khiển xe máy Xem toàn bộ văn bản về Đèn giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào