Có áp dụng chế độ phụ cấp đặc thù đối với chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu không?
Có áp dụng chế độ phụ cấp đặc thù đối với chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu không?
Theo tiểu mục 1 Mục I Thông tư liên tịch 139/2007/TTLT-BQP-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 72/2007/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong quân đội quy định như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG.
Áp dụng chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra đang làm việc tại các cơ quan Điều tra; Viện Kiểm sát; Toà án; Thi hành án và Thanh tra trong quân đội như sau:
1. Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án và Trợ lý Thi hành án hình sự thuộc Tòa án quân sự các cấp;
2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên thuộc Viện kiểm sát quân sự các cấp;
3. Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên thuộc hệ thống Thanh tra quốc phòng;
4. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra hình sự, cơ quan an ninh điều tra các cấp;
5. Thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc cơ quan Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng; Chấp hành viên thi hành án quân khu, quân chủng Hải quân.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu là một trong những chức danh tư pháp được áp dụng chế độ phụ cấp đặc thù.
Mức phụ cấp đặc thù đối với chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu là bao nhiêu?
Theo Mục II Thông tư liên tịch 139/2007/TTLT-BQP-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 72/2007/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong quân đội quy định như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP.
1. Mức 15%: áp dụng đối với Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán thuộc Tòa án quân sự các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát quân sự các cấp; Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên thuộc Thanh tra quốc phòng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát quân sự Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra hình sự, cơ quan an ninh điều tra các cấp; Chấp hành viên thi hành án quân khu, quân chủng Hải quân.
2. Mức 10%: áp dụng đối với Kiểm tra viên thuộc Viện Kiểm sát quân sự các cấp; trợ lý thi hành án hình sự, Thẩm tra viên và Thư ký toà án thuộc Toà án quân sự các cấp; Thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc cơ quan Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
3. Mức phụ cấp đặc thù quy định tại khoản 1 và 2 mục này, được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Ví dụ: Đồng chí A là Điều tra viên, cấp bậc: Thượng tá, Chức vụ: Phó trưởng phòng Điều tra an ninh (hệ số phụ cấp chức vụ: 0,8).
Cách tính phụ cấp đặc thù hàng tháng của đồng chí A như sau:
{(7,3 + 0,8) x 450.000 đồng/tháng } x 15% = 546.750 đồng/tháng.
Theo đó, mức hưởng chế độ phụ cấp đặc thù đối với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu bằng 15% mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Có áp dụng chế độ phụ cấp đặc thù đối với chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu không? (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu là bao nhiêu năm?
Theo khoản 3 Điều 70 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự cấp mình; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát quân sự cấp mình và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; trả lời chất vấn trước Hội nghị đại biểu quân nhân do cơ quan chính trị quân khu và tương đương tổ chức hằng năm;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Theo quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có nhiệm kỳ là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?