Chuyển nhượng thầu là gì? Thế nào là chuyển nhượng thầu trái phép? Chuyển nhượng thầu trái phép có bị cấm tham gia đấu thầu?
Chuyển nhượng thầu là gì? Thế nào là chuyển nhượng thầu trái phép?
* Chuyển nhượng thầu là gì?
Hiểu một cách đơn giản chuyển nhượng thầu là quá trình mà một nhà thầu (người hoặc tổ chức ký hợp đồng thực hiện công việc) chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của mình trong một hợp đồng thầu cho một bên thứ ba.
Các hình thức chuyển nhượng thầu:
- Chuyển nhượng toàn bộ hợp đồng: Toàn bộ quyền và nghĩa vụ của hợp đồng được chuyển giao cho bên thứ ba.
- Chuyển nhượng một phần hợp đồng: Chỉ một phần công việc trong hợp đồng được chuyển giao.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
* Thế nào là chuyển nhượng thầu trái phép?
Hiện tại, Luật Đấu thầu 2023 không giải thích thế nào là chuyển nhượng thầu trái phép. Tuy nhiên, căn cứ khoản 8 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
...
8. Chuyển nhượng thầu trong trường hợp sau đây:
a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng;
b) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu chưa vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng nhưng ngoài phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất mà không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận;
c) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểm a khoản này;
d) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểm b khoản này mà vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng.
Theo đó, chuyển nhượng thầu trái phép được hiểu là việc chuyển nhượng thầu thuộc các trường hợp bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật.
Các trường hợp chuyển nhượng thầu bị nghiêm cấm bao gồm:
(1) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng;
(2) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu chưa vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng nhưng ngoài phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất mà không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận;
(3) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại khoản (1);
(4) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại khoản (2) mà vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng.
Chuyển nhượng thầu là gì? Thế nào là chuyển nhượng thầu trái phép? (Hình từ Internet)
Chuyển nhượng thầu trái phép có bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu?
Căn cứ khoản 1 Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu
1. Thời gian cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, bao gồm cả cá nhân thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu:
a) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các khoản 1, 2, 4 và điểm a khoản 3 Điều 16 của Luật Đấu thầu;
b) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm điểm b, điểm c khoản 3; khoản 5; điểm g, h, i, k, l khoản 6; khoản 8; khoản 9 Điều 16 của Luật Đấu thầu;
c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 6 và khoản 7 Điều 16 của Luật Đấu thầu;
Đối với nhà thầu liên danh, việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu áp dụng với tất cả thành viên liên danh khi một hoặc một số thành viên liên danh vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu, trừ trường hợp: thành viên liên danh vi phạm quy định tại điểm c khoản 3, khoản 4, các điểm b, c, d, đ khoản 5, các điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 6, khoản 7, điểm a, điểm b khoản 8 Điều 16 của Luật Đấu thầu thì chỉ cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với thành viên đó mà không cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các thành viên còn lại.
...
Như vậy, theo quy định trên, đối với tổ chức, cá nhân có hành vi chuyển nhượng thầu trái phép thì bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm.
Thời hiệu áp dụng biện pháp cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với hành vi chuyển nhượng thầu trái phép là bao lâu?
Thời hiệu áp dụng biện pháp cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định tại khoản 3 Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu
...
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thuộc cùng phạm vi quản lý của người có thẩm quyền và các hành vi này chưa bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu với thời gian cấm được xác định bằng tổng thời gian cấm của các hành vi vi phạm nhưng tối đa không quá 05 năm.
3. Thời hiệu áp dụng biện pháp cấm tham gia hoạt động đấu thầu quy định tại khoản 1 Điều này là 10 năm tính từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.
...
Theo đó, thời hiệu áp dụng biện pháp cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với hành vi chuyển nhượng thầu trái phép là 10 năm tính từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?