Chuyển ngạch công chức cấp tỉnh được thực hiện dựa trên những căn cứ nào? Việc xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức cấp tỉnh được thực hiện thế nào?
Chuyển ngạch công chức cấp tỉnh được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về chuyển ngạch công chức như sau:
Chuyển ngạch công chức
1. Việc chuyển ngạch được thực hiện khi công chức thay đổi vị trí việc làm mà ngạch công chức đang giữ không phù hợp với yêu cầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới.
2. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức, đề nghị cơ quan quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp.
Theo Điều 43 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về chuyển ngạch công chức như sau:
Chuyển ngạch công chức
1. Chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Công chức được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì phải được chuyển ngạch cho phù hợp.
4. Không thực hiện nâng ngạch, nâng lương khi chuyển ngạch.
Theo đó, việc chuyển ngạch công chức cấp tỉnh được thực hiện khi công chức cấp tỉnh thay đổi vị trí việc làm mà ngạch công chức đang giữ không phù hợp với yêu cầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới.
Và người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức cấp tỉnh căn cứ quy định tại Điều 43 nêu trên để đề nghị cơ quan quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức cấp tỉnh hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp.
Chuyển ngạch công chức cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Việc xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức cấp tỉnh được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV về xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức như sau:
CÁCH XẾP LƯƠNG
...
2. Xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức:
a. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ (ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương), thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới.
b. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1), thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.
c. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2), thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư này.
...
Theo đó, việc xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II nêu trên.
Thanh tra việc chuyển ngạch công chức cấp tỉnh bao gồm những nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 22 Thông tư 09/2012/TT-BNV quy định về thanh tra chuyển ngạch công chức như sau:
Thanh tra việc chuyển ngạch, nâng ngạch và tiêu chuẩn ngạch công chức
...
2. Chuyển ngạch công chức
a) Việc quy định của đối tượng thanh tra về thẩm quyền đề nghị và quyết định việc chuyển ngạch công chức;
b) Việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của các hồ sơ xét chuyển ngạch;
c) Việc thành lập và thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng xét chuyển ngạch công chức;
d) Việc nâng bậc lương khi chuyển ngạch công chức;
đ) Những nội dung khác quy định tại Điều 28 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định pháp luật khác về chuyển ngạch công chức.
...
Như vậy, thanh tra việc chuyển ngạch công chức cấp tỉnh bao gồm những nội dung sau:
+ Việc quy định của đối tượng thanh tra về thẩm quyền đề nghị và quyết định việc chuyển ngạch công chức.
+ Việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của các hồ sơ xét chuyển ngạch.
+ Việc thành lập và thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng xét chuyển ngạch công chức.
+ Việc nâng bậc lương khi chuyển ngạch công chức.
+ Những nội dung khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?