Chuyển khẩu hàng hóa thực hiện trên cơ sở nào? Hồ sơ kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu gồm?
Chuyển khẩu hàng hóa thực hiện trên cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh doanh chuyển khẩu
1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:
a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
b) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
3. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng,
...
Như vậy, việc chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt:
- Hợp đồng mua hàng;
- Hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài.
Lưu ý: Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
Chuyển khẩu hàng hóa thực hiện trên cơ sở nào? Hồ sơ kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu gồm? (Hình từ Internet)
Hồ sơ kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu gồm?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu
...
3. Trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 3 Điều 17 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập, nêu rõ hàng hóa tạm xuất, tái nhập (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); mục đích tạm xuất, tái nhập; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng, thỏa thuận cho thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
4. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
d) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam: 1 bản chính.
Như vậy, hồ sơ kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa trong trường hợp hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính. Tải
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam: 1 bản chính. Tải
Tải về Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu tại đây.
Trách nhiệm của Bộ Công thương trong phân công quản lý, điều hành hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu là gì?
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Công Thương như sau:
- Đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện; tổ chức kiểm tra và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, thương nhân có liên quan kiểm tra việc thực hiện quy định quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
- Tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương tổ chức kiểm tra và xác nhận.
- Thực hiện biện pháp điều tiết hàng hóa trong trường hợp cần thiết theo quy định của Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho cá nhân người nước ngoài chuẩn Nghị định 98?
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
- Hạn chót nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 tại TPHCM theo Công văn 28690 thế nào?
- Bé dưới 06 tuổi được bố mẹ đề nghị cấp thẻ căn cước có thực hiện thủ tục cấp thẻ qua ứng dụng VNeID không?
- Ngoài phần phí bảo hiểm cơ bản thì bên mua bảo hiểm có thể đóng thêm phí bảo hiểm để đầu tư vào quỹ liên kết chung không?