Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc danh mục cấm chuyển giao bị xử phạt như thế nào?
- Những công nghệ nào bị cấm chuyển giao trong hoạt động chuyển giao công nghệ?
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc danh mục cấm chuyển giao bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Trang thiết bị, phương tiện liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ thuộc danh mục cấm bị xử lý như thế nào?
- Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt hành chính đối với tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc danh mục cấm chuyển giao hay không?
Những công nghệ nào bị cấm chuyển giao trong hoạt động chuyển giao công nghệ?
Những công nghệ bị cấm chuyển giao trong hoạt động chuyển giao công nghệ được quy định tại Phụ lục III về danh mục công nghệ cấm chuyển giao ban hành kèm theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP.
Xem toàn bộ danh mục công nghệ cấm chuyển giao: Tải về
Hoạt động chuyển giao công nghệ (Hình từ Internet)
Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc danh mục cấm chuyển giao bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm trong chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ thuộc danh mục công nghệ cấm chuyển giao như sau:
Vi phạm trong chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao
...
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao.
...
Theo đó, hành vi chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đây là mức phạt đối với cá nhân có hành vi chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc danh mục cấm chuyển giao, trường hợp tổ chức chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc danh mục cấm chuyển giao sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt gấp 02 lần cá nhân tức là phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 51/2019/NĐ-CP).
Trang thiết bị, phương tiện liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ thuộc danh mục cấm bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm trong chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ thuộc danh mục công nghệ cấm chuyển giao như sau:
Vi phạm trong chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, trang thiết bị, phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này đối với công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam.
Như vậy, trang thiết bị, phương tiện liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất khi thuộc danh mục công nghệ cấm chuyển giao.
Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt hành chính đối với tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc danh mục cấm chuyển giao hay không?
Theo Điều 27 Nghị định 51/2019/NĐ-CP, Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong chuyển giao công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ thuộc danh mục công nghệ cấm chuyển giao.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 28 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ
...
5. Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng có thời hạn: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt hành chính đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy trong chuyển giao công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ thuộc danh mục công nghệ cấm chuyển giao.
Đây là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp phạt hành chính với tổ chức thì thẩm quyền xử phạt gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tức là Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt hành chính lên đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc danh mục cấm chuyển giao (Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 51/2019/NĐ-CP).
Theo đó, mức phạt tiền cao nhất đối với tổ thực hiện chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc danh mục cấm chuyển giao là 100.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt hành chính đối với tổ thực hiện chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc danh mục cấm chuyển giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?