Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh hiểu phạm vi đánh giá và áp dụng các chuẩn mực đánh giá thông qua các tiêu chuẩn, kiến thức và kỹ năng nào?
- Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh hiểu phạm vi đánh giá và áp dụng các chuẩn mực đánh giá thông qua các tiêu chuẩn, kiến thức và kỹ năng nào?
- Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần thể hiện hành vi mang tính chuyên nghiệp khi thực hiện các hoạt động đánh giá gồm những hành vi nào?
- Các chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần có những kiến thức và kỹ năng nào?
Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh hiểu phạm vi đánh giá và áp dụng các chuẩn mực đánh giá thông qua các tiêu chuẩn, kiến thức và kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiết 7.2.3 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 quy định như sau:
7 Năng lực và đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá
...
7.2 Xác định năng lực của chuyên gia đánh giá
...
7.2.3 Kiến thức và kỹ năng
...
7.2.3.2 Kiến thức và kỹ năng chung của chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý
...
b) Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý và các chuẩn mực khác; kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này giúp chuyên gia đánh giá hiểu phạm vi đánh giá và áp dụng các chuẩn mực đánh giá và cần bao gồm:
- các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý hoặc các tài liệu quy định hoặc tài liệu hướng dẫn/hỗ trợ khác được sử dụng để thiết lập chuẩn mực hoặc phương pháp đánh giá;
- việc áp dụng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của bên được đánh giá và các tổ chức khác;
- các mối quan hệ và tương tác giữa các quá trình của (các) hệ thống quản lý;
- hiểu tầm quan trọng và tính ưu tiên của các tiêu chuẩn hay các chuẩn quy chiếu;
- áp dụng các tiêu chuẩn hoặc các chuẩn tham chiếu cho các tình huống đánh giá khác nhau.
...
Theo đó, chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh hiểu phạm vi đánh giá và áp dụng các chuẩn mực đánh giá thông qua các tiêu chuẩn, kiến thức và kỹ năng sau:
- Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý hoặc các tài liệu quy định hoặc tài liệu hướng dẫn/hỗ trợ khác được sử dụng để thiết lập chuẩn mực hoặc phương pháp đánh giá;
- Việc áp dụng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của bên được đánh giá và các tổ chức khác;
- Các mối quan hệ và tương tác giữa các quá trình của (các) hệ thống quản lý;
- Hiểu tầm quan trọng và tính ưu tiên của các tiêu chuẩn hay các chuẩn quy chiếu;
- Áp dụng các tiêu chuẩn hoặc các chuẩn tham chiếu cho các tình huống đánh giá khác nhau.
Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh (Hình từ Internet)
Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần thể hiện hành vi mang tính chuyên nghiệp khi thực hiện các hoạt động đánh giá gồm những hành vi nào?
Căn cứ theo tiết 7.2.2 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 quy định như sau:
7 Năng lực và đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá
...
7.2 Xác định năng lực của chuyên gia đánh giá
...
7.2.2 Hành vi cá nhân
Chuyên gia đánh giá cần có các phẩm chất cần thiết giúp họ hành xử theo các nguyên tắc đánh giá được nêu ở điều 4. Chuyên gia đánh giá cần thể hiện hành vi mang tính chuyên nghiệp khi thực hiện các hoạt động đánh giá. Các hành vi chuyên nghiệp được mong muốn bao gồm:
a) đạo đức, tức là công bằng, trung thực, thẳng thắn, chân thành và kín đáo;
b) cởi mở, nghĩa là sẵn sàng xem xét các ý tưởng hoặc quan điểm khác;
c) lịch thiệp, nghĩa là khéo léo trong giao thiệp với mọi người;
d) có óc quan sát, nghĩa là nhận biết nhanh về những sự vật và hoạt động diễn ra xung quanh mình;
e) nhạy bén, nghĩa là nhận biết và có khả năng nắm được các tình huống;
f) linh hoạt, nghĩa là sẵn sàng thích nghi với những tình huống khác nhau;
g) kiên định, nghĩa là bền bỉ, tập trung để đạt được mục tiêu;
h) quyết đoán, nghĩa là đưa ra những kết luận kịp thời dựa trên lập luận và phân tích hợp lý;
i) tự lực, nghĩa là hành động và thực hiện chức năng một cách độc lập khi phối hợp có hiệu lực với những người khác;
j) khả năng hành động quả quyết, nghĩa là có thể hành động một cách có trách nhiệm và có đạo đức, dù những hành động này có thể không phải luôn mang tính phổ biến và đôi khi có thể dẫn đến bất đồng hay đối đầu;
k) hướng tới sự cải tiến, nghĩa là sẵn sàng học hỏi từ những tình huống;
l) nhạy cảm về văn hóa, nghĩa là quan sát và tôn trọng văn hóa của bên được đánh giá;
m) hợp tác, nghĩa là tương tác có hiệu quả với người khác, gồm các thành viên trong đoàn đánh giá và nhân sự của bên được đánh giá.
...
Theo đó, các hành vi chuyên nghiệp được mong muốn bao gồm:
- Đạo đức, tức là công bằng, trung thực, thẳng thắn, chân thành và kín đáo;
- Cởi mở, nghĩa là sẵn sàng xem xét các ý tưởng hoặc quan điểm khác;
- Lịch thiệp, nghĩa là khéo léo trong giao thiệp với mọi người;
- Có óc quan sát, nghĩa là nhận biết nhanh về những sự vật và hoạt động diễn ra xung quanh mình;
- nhạy bén, nghĩa là nhận biết và có khả năng nắm được các tình huống;
- Linh hoạt, nghĩa là sẵn sàng thích nghi với những tình huống khác nhau;
- Kiên định, nghĩa là bền bỉ, tập trung để đạt được mục tiêu;
- Quyết đoán, nghĩa là đưa ra những kết luận kịp thời dựa trên lập luận và phân tích hợp lý;
- Tự lực, nghĩa là hành động và thực hiện chức năng một cách độc lập khi phối hợp có hiệu lực với những người khác;
- Khả năng hành động quả quyết, nghĩa là có thể hành động một cách có trách nhiệm và có đạo đức, dù những hành động này có thể không phải luôn mang tính phổ biến và đôi khi có thể dẫn đến bất đồng hay đối đầu;
- Hướng tới sự cải tiến, nghĩa là sẵn sàng học hỏi từ những tình huống;
- Nhạy cảm về văn hóa, nghĩa là quan sát và tôn trọng văn hóa của bên được đánh giá;
- Hợp tác, nghĩa là tương tác có hiệu quả với người khác, gồm các thành viên trong đoàn đánh giá và nhân sự của bên được đánh giá.
Các chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần có những kiến thức và kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiết 7.2.3 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 quy định như sau:
7 Năng lực và đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá
...
7.2 Xác định năng lực của chuyên gia đánh giá
...
7.2.3 Kiến thức và kỹ năng
7.2.3.1 Khái quát
Các chuyên gia đánh giá cần có:
a) kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được kết quả dự kiến của các cuộc đánh giá mà họ được kỳ vọng thực hiện;
b) năng lực chung và trình độ hiểu biết, kỹ năng trong các lĩnh vực và chuyên ngành cụ thể.
Trưởng đoàn đánh giá cần có thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để dẫn dắt đoàn đánh giá.
...
Theo đó, các chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý trong kinh doanh cần có những kiến thức và kỹ năng sau:
- Kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được kết quả dự kiến của các cuộc đánh giá mà họ được kỳ vọng thực hiện;
- Năng lực chung và trình độ hiểu biết, kỹ năng trong các lĩnh vực và chuyên ngành cụ thể.
Trưởng đoàn đánh giá cần có thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để dẫn dắt đoàn đánh giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?