Chuyên gia có trình độ chuyên môn cao có được chọn làm Trọng tài viên không? Trọng tài viên có nghĩa vụ phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp không?
- Chuyên gia có trình độ chuyên môn cao có được chọn làm Trọng tài viên không?
- Trọng tài viên có nghĩa vụ phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình đang giải quyết hay không?
- Trọng tài viên khi được chỉ định thì có cần phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài hay không?
Chuyên gia có trình độ chuyên môn cao có được chọn làm Trọng tài viên không?
Chuyên gia có trình độ chuyên môn cao có được chọn làm Trọng tài viên không, căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: "Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này."
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
Tiêu chuẩn Trọng tài viên
1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
2. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
3. Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.
Theo quy định nếu trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
Theo điểm b khoản này quy định có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên.
Như vậy nếu chuyên gia có trình độ chuyên môn cao sẽ được chọn làm Trọng tài viên nếu như đáp ứng điều kiện trong trường hợp đặc biệt thì sẽ được chọn làm Trọng tài viên theo quy định.
Chuyên gia có trình độ chuyên môn cao có được chọn làm Trọng tài viên không? (Hình từ Internet)
Trọng tài viên có nghĩa vụ phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình đang giải quyết hay không?
Trọng tài viên có nghĩa vụ phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình đang giải quyết hay không, căn cứ theo khoản 5 Điều 21 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
Quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên
1. Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
2. Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.
3. Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
4. Được hưởng thù lao.
5. Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.
7. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Theo đó Trọng tài viên sẽ có nghĩa vụ phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết
Trừ trường hợp Trọng tài viên phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trọng tài viên khi được chỉ định thì có cần phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài hay không?
Trọng tài viên khi được chỉ định thì có cần phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài hay không, căn cứ theo khoản 2 Điều 42 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
Thay đổi Trọng tài viên
...
2. Kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định, Trọng tài viên phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và các bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của mình.
3. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu Hội đồng trọng tài chưa được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên do Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định. Nếu Hội đồng trọng tài đã được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
...
Theo quy định kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định, Trọng tài viên phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và các bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của mình.
Theo đó nếu từ khi Trọng tài viên được chọn hoặc được chỉ định thì phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?