Chuyến bay bị chậm là gì? Mức bồi thường cho mỗi hành khách đối với chuyến bay nội địa bị chậm kéo dài được quy định như thế nào?
Chuyến bay bị chậm là gì?
Chuyến bay bị chậm được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT như sau:
Nghĩa vụ tối thiểu của người vận chuyển đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong trường hợp vận chuyển bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển
1. Hãng hàng không có trách nhiệm thông báo ngay cho hành khách về việc thay đổi thời gian khởi hành của chuyến bay.
2. Chuyến bay bị chậm là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế muộn trên 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ.
3. Trong trường hợp không phải do lỗi của hành khách mà chuyến bay bị chậm, người vận chuyển có nghĩa vụ cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin cho hành khách theo phương thức thích hợp; xin lỗi hành khách; bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí khác có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian chờ đợi tại cảng hàng không được quy định trong Điều lệ vận chuyển và phải đảm bảo chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, theo quy định trên thì chuyến bay bị chậm là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế muộn trên 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ.
Chuyến bay bị chậm là gì? Mức bồi thường cho mỗi hành khách đối với chuyến bay nội địa bị chậm kéo dài được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chuyến bay bị chậm từ 05 tiếng trở lên thì hãng hàng không có trách nhiệm như thế nào với hành khách?
Chuyến bay bị chậm từ 05 tiếng trở lên thì hãng hàng không có trách nhiệm như thế nào với hành khách, thì theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT như sau:
Nghĩa vụ tối thiểu của người vận chuyển đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong trường hợp vận chuyển bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển
…
4. Trong trường hợp chuyến bay bị chậm do lỗi của người vận chuyển, ngoài các nghĩa vụ của khoản 3 Điều này, người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ khác đối với hành khách như sau:
a) Đối với chuyến bay chậm từ 02 giờ trở lên: trong phạm vi cung cấp dịch vụ của người vận chuyển, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để hành khách tới được điểm cuối của hành trình, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có) cho hành khách;
b) Đối với chuyến bay chậm từ 05 giờ trở lên: trường hợp hành khách không yêu cầu người vận chuyển thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm a khoản này mà yêu cầu hoàn trả tiền vé, người vận chuyển hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định;
c) Đối với chuyến bay chậm kéo dài: ngoài nghĩa vụ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này khi hành khách có yêu cầu, người vận chuyển phải thực hiện bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay theo quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chuyến bay bị chậm từ 05 tiếng trở lên thì hãng hàng không có trách nhiệm như sau:
Trường hợp hành khách không yêu cầu người vận chuyển thực hiện nghĩa vụ theo quy định điểm a khoản này mà yêu cầu hoàn trả tiền vé, người vận chuyển hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định.
Mức bồi thường cho mỗi hành khách đối với chuyến bay nội địa bị chậm kéo dài được quy định như thế nào?
Mức bồi thường cho mỗi hành khách đối với chuyến bay nội địa bị chậm kéo dài được quy định khoản 1 Điều 8 Thông tư 14/2015/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 27/2017/TT-BGTVT như sau:
Mức bồi thường ứng trước không hoàn lại
1. Mức bồi thường cho mỗi hành khách đối với chuyến bay nội địa như sau:
a) Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 500 km: 200.000 VNĐ;
b) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 500 km đến dưới 1.000 km: 300.000 VNĐ;
c) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km trở lên: 400.000 VNĐ.
2. Mức bồi thường cho mỗi hành khách đối với chuyến bay quốc tế như sau:
a) Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 1.000 km: 25 USD;
b) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km đến dưới 2.500 km: 50 USD;
c) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 2.500 km đến dưới 5.000 km: 80 USD;
d) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 5.000 km trở lên: 150 USD.
3. Người vận chuyển có thể quy định mức bồi thường ứng trước không hoàn lại nhưng không được thấp hơn mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
4. Trường hợp một chuyến bay bị chậm kéo dài sau đó bị hủy thì việc bồi thường ứng trước không hoàn lại chỉ áp dụng 01 lần.
Như vậy, theo quy định trên thì mức bồi thường cho mỗi hành khách đối với chuyến bay nội địa bị chậm kéo dài được quy định như sau:
- Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 500 km: 200.000 VNĐ;
- Chuyến bay có độ dài đường bay từ 500 km đến dưới 1.000 km: 300.000 VNĐ;
- Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km trở lên: 400.000 VNĐ.
Lưu ý: Người vận chuyển có thể quy định mức bồi thường ứng trước không hoàn lại nhưng không được thấp hơn mức quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?