Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi như thế nào? Chương trình bao gồm các nội dung gì?
- Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi như thế nào? Chương trình bao gồm các nội dung gì?
- Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường khu vực vùng bờ trong phạm vi lập chương trình có được phải là căn cứ để xác lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ hay không?
- Việc lấy ý kiến trong quá trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được thực hiện bằng những hình thức nào?
Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi như thế nào? Chương trình bao gồm các nội dung gì?
Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi và nội dung được quy định tại Điều 34 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Phạm vi, nội dung chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
1. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm các chương trình có phạm vi liên tỉnh và các chương trình trong phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
...
3. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Mục tiêu của chương trình;
b) Các vấn đề cần giải quyết và thứ tự ưu tiên giải quyết để quản lý tổng hợp; các chỉ số để đánh giá kết quả thực hiện chương trình;
c) Các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện chương trình;
d) Nguồn lực để thực hiện chương trình.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về phạm vi, nội dung của chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ bao gồm các chương trình có phạm vi liên tỉnh về các chương trình đó phải trong phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ sẽ có những nội dung sau:
- Mục tiêu mà chương trình hướng đến;
- Những vấn đề cần được giải quyết và thứ tự ưu tiên để giải quyết trong quá trình quản lý tổng hợp;
- Các chỉ số để đánh giá kết quả thực hiện chương trình;
- Các giải pháp được đề ra, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện chương trình;
- Nguồn lực để có thể thực hiện chương trình.
Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi như thế nào? Chương trình bao gồm các nội dung gì? (Hình từ internet)
Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường khu vực vùng bờ trong phạm vi lập chương trình có được phải là căn cứ để xác lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ hay không?
Những căn cứ để lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được quy định tại Điều 35 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Nguyên tắc, căn cứ lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
...
2. Căn cứ lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ:
a) Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ;
b) Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường khu vực vùng bờ trong phạm vi lập chương trình;
c) Khả năng về tài chính, nhân lực, khoa học và công nghệ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về căn cứ lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ thì hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường khu vực vùng bờ trong phạm vi lập chương trình là một trong những căn cứ để xác lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.
Ngoài ra, còn có quy hoạch về tổng thể việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và khả năng về các vấn đề tài chính, nhân lực, khoa học và công nghệ.
Việc lấy ý kiến trong quá trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được thực hiện bằng những hình thức nào?
Việc lấy ý kiến trong quá trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được quy định tại Điều 37 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Lấy ý kiến và công bố chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
1. Lấy ý kiến trong quá trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ:
a) Cơ quan lập chương trình có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan;
b) Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua hình thức hội nghị, bằng văn bản, lấy ý kiến trực tiếp và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập chương trình.
Thời gian công khai trên trang thông tin điện tử để lấy ý kiến đối với chương trình có phạm vi liên tỉnh ít nhất là 90 ngày, đối với chương trình trong phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển ít nhất là 60 ngày.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ quan lập chương trình phải có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan. Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
- Hội nghị;
- Bằng văn bản;
- Lấy ý kiến trực tiếp;
- Công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập chương trình.
Ngoài ra, thời gian được công khai trên trang thông tin điện tử để lấy ý kiến đối với các chương trình có phạm vi liên tỉnh sẽ ít nhất là 90 ngày, còn đối với chương trình trong phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thì ít nhất sẽ là 60 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?