Chương trình quản lý nợ công 03 năm được lập vào thời điểm nào? Bao gồm các nội dung chủ yếu gì?
Chương trình quản lý nợ công 03 năm được lập vào thời điểm nào?
Thời điểm lập chương trình quản lý nợ công 03 năm được quy định theo khoản 1 Điều 23 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Chương trình quản lý nợ công 03 năm
1. Chương trình quản lý nợ công 03 năm được lập hằng năm cùng với kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Nội dung chủ yếu của chương trình quản lý nợ công 03 năm bao gồm:
a) Đánh giá tình hình thực hiện việc quản lý nợ công năm hiện hành;
b) Dự kiến tổng mức vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương và hạn mức bảo lãnh Chính phủ của năm kế hoạch và 02 năm tiếp theo;
c) Dự báo tình hình thị trường vốn trong nước và quốc tế; khả năng, cơ cấu nguồn vay; phương án vay và nghĩa vụ trả nợ; chi phí huy động vốn, rủi ro có thể phát sinh trong năm kế hoạch và 02 năm tiếp theo;
d) Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính xây dựng chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào chương trình quản lý nợ công 03 năm.
4. Bộ Tài chính xây dựng chương trình quản lý nợ công 03 năm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo quy định chương trình quản lý nợ công 03 năm được lập hằng năm cùng với kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Chương trình quản lý nợ công 03 năm bao gồm các nội dung chủ yếu gì?
Nội dung chủ yếu của chương trình quản lý nợ công 03 năm được quy định theo khoản 2 Điều 23 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Chương trình quản lý nợ công 03 năm
1. Chương trình quản lý nợ công 03 năm được lập hằng năm cùng với kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Nội dung chủ yếu của chương trình quản lý nợ công 03 năm bao gồm:
a) Đánh giá tình hình thực hiện việc quản lý nợ công năm hiện hành;
b) Dự kiến tổng mức vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương và hạn mức bảo lãnh Chính phủ của năm kế hoạch và 02 năm tiếp theo;
c) Dự báo tình hình thị trường vốn trong nước và quốc tế; khả năng, cơ cấu nguồn vay; phương án vay và nghĩa vụ trả nợ; chi phí huy động vốn, rủi ro có thể phát sinh trong năm kế hoạch và 02 năm tiếp theo;
d) Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính xây dựng chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào chương trình quản lý nợ công 03 năm.
4. Bộ Tài chính xây dựng chương trình quản lý nợ công 03 năm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, chương trình quản lý nợ công 03 năm bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Đánh giá tình hình thực hiện việc quản lý nợ công năm hiện hành;
- Dự kiến tổng mức vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương và hạn mức bảo lãnh Chính phủ của năm kế hoạch và 02 năm tiếp theo;
- Dự báo tình hình thị trường vốn trong nước và quốc tế; khả năng, cơ cấu nguồn vay; phương án vay và nghĩa vụ trả nợ; chi phí huy động vốn, rủi ro có thể phát sinh trong năm kế hoạch và 02 năm tiếp theo;
- Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình.
Chương trình quản lý nợ công 03 năm được lập vào thời điểm nào? Bao gồm các nội dung chủ yếu gì? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định chương trình quản lý nợ công 03 năm?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được quy định theo khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ
1. Quyết định chương trình quản lý nợ công 03 năm.
2. Quyết định kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm.
3. Quyết định việc phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế căn cứ vào Đề án đã được Chính phủ phê duyệt.
4. Quyết định việc sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ.
5. Phê duyệt Đề án cơ cấu lại nợ.
6. Phê duyệt đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
7. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, ký kết, phê duyệt và điều chỉnh thỏa thuận vay nước ngoài nhân danh Chính phủ.
8. Quyết định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với từng chương trình, dự án.
9. Quyết định cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng chương trình, dự án.
Theo quy định nêu trên thì Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định chương trình quản lý nợ công 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?