Chương trình phát triển đô thị là gì? Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh được phê duyệt là cơ sở để làm gì?
Chương trình phát triển đô thị là gì?
Chương trình phát triển đô thị được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2014/TT-BXD như sau:
Chương trình phát triển đô thị là tài liệu cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị, danh mục và lộ trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng tỉnh hoặc quy hoạch chung đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên thì chương trình phát triển đô thị là tài liệu cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị, danh mục và lộ trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng tỉnh hoặc quy hoạch chung đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chương trình phát triển từng đô thị được phê duyệt là cơ sở gì? (Hình từ Internet)
Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh được phê duyệt là cơ sở để làm gì?
Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh được phê duyệt là cơ sở gì, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 12/2014/TT-BXD như sau:
Yêu cầu và nguyên tắc chung
…
4. Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh được phê duyệt là cơ sở để lập đề án và đánh giá nâng loại đô thị. Chương trình phát triển từng đô thị được phê duyệt là cơ sở lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị, lập kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị và xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư phát triển đô thị.
5. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối quản lý, tổ chức việc lập, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chương trình phát triển đô thị theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Lập đề cương Chương trình phát triển đô thị và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Chủ trì tổ chức thẩm định Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và từng đô thị theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này;
c) Đề xuất việc điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên, chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh được phê duyệt là cơ sở lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị, lập kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị và xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư phát triển đô thị.
Chương trình phát triển từng đô thị gồm những nội dung nào?
Chương trình phát triển từng đô thị gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 12/2014/TT-BXD như sau:
Lập Chương trình phát triển từng đô thị
1. Chương trình phát triển từng đô thị được lập cho đô thị trực thuộc tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương không có đô thị trực thuộc.
2. Nội dung Chương trình phát triển từng đô thị
a) Xác định danh mục lộ trình triển khai xây dựng các khu vực phát triển đô thị bao gồm các khu vực phát triển đô thị mới, khu đô thị mới, mở rộng, cải tạo, bảo tồn, tái thiết hoặc đô thị có chức năng chuyên biệt cho từng giai đoạn 5 năm và ưu tiên giai đoạn đầu (5 năm và hàng năm) phù hợp các giai đoạn của quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt;
b) Cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị cần đạt được cho từng giai đoạn 5 năm và hàng năm phù hợp quy hoạch chung đô thị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được phê duyệt;
c) Xây dựng danh mục dự án hạ tầng kỹ thuật khung và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ưu tiên đầu tư nhằm kết nối các khu vực phát triển đô thị với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị;
d) Xác định kế hoạch vốn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật khung và công trình đầu mối ưu tiên phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của địa phương;
e) Xây dựng các giải pháp về cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn hợp pháp trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển đô thị;
f) Phân công tổ chức thực hiện.
3. Hồ sơ Chương trình phát triển từng đô thị gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ, theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì chương trình phát triển từng đô thị gồm những nội dung sau:
- Xác định danh mục lộ trình triển khai xây dựng các khu vực phát triển đô thị bao gồm các khu vực phát triển đô thị mới, khu đô thị mới, mở rộng, cải tạo, bảo tồn, tái thiết hoặc đô thị có chức năng chuyên biệt cho từng giai đoạn 5 năm và ưu tiên giai đoạn đầu (5 năm và hàng năm) phù hợp các giai đoạn của quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt;
- Cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị cần đạt được cho từng giai đoạn 5 năm và hàng năm phù hợp quy hoạch chung đô thị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được phê duyệt;
- Xây dựng danh mục dự án hạ tầng kỹ thuật khung và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ưu tiên đầu tư nhằm kết nối các khu vực phát triển đô thị với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị;
- Xác định kế hoạch vốn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật khung và công trình đầu mối ưu tiên phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của địa phương;
- Xây dựng các giải pháp về cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn hợp pháp trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển đô thị;
- Phân công tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?