Chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học bao gồm những nội dung gì? Thời lượng tổ chức Hoạt động trải nghiệm ra sao?
Chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tiểu mục 1.1 Mục 1 Công văn 3535/BGDĐT-GDTH năm 2019 quy định như sau:
Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong CTGDPT 2018 được triển khai thực hiện từ năm học 2020 - 2021
1.1. Nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm
- Chương trình Hoạt động trải nghiệm quy định ba mạch nội dung đối với lớp 1: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và bốn mạch nội dung đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.
- CTGDPT 2018 quy định nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm bao gồm: những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp...
...
Theo quy định trên thì chương trình Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh tiểu học bao gồm những nội dung sau:
- Chương trình Hoạt động trải nghiệm quy định ba mạch nội dung đối với lớp 1: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và bốn mạch nội dung đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.
- CTGDPT 2018 quy định nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm bao gồm: những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp...
Chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học bao gồm những nội dung gì? Thời lượng tổ chức Hoạt động trải nghiệm ra sao? (hình từ Internet)
Việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh tiểu học được thực hiện thông qua những loại hình hoạt động chủ yếu nào?
Tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Công văn 3535/BGDĐT-GDTH năm 2019 quy định như sau:
Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong CTGDPT 2018 được triển khai thực hiện từ năm học 2020 - 2021
...
1.2. Các loại hình, quy mô, địa điểm tổ chức Hoạt động trải nghiệm
- Hoạt động trải nghiệm được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn.
- Hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường.
- Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học.
Đối chiếu với quy định này thì việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh tiểu học được thực hiện thông qua 04 loại hình hoạt động chủ yếu sau:
- Sinh hoạt dưới cờ;
- Sinh hoạt lớp;
- Hoạt động giáo dục theo chủ đề;
- Hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn.
Thời lượng tổ chức Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học được quy định ra sao?
Theo tiểu mục 1.3 Mục 1 Công văn 3535/BGDĐT-GDTH năm 2019 quy định về thời lượng tổ chức Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học như sau:
- Hoạt động trải nghiệm được quy định 105 tiết/năm học, trong đó:
+ 35 tiết sinh hoạt dưới cờ (nhóm lớn, quy mô trường);
+ 35 tiết sinh hoạt lớp (nhóm lớn, quy mô lớp học);
+ 35 tiết hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ (quy mô lớp học, nhóm lớp học).
+ Thời lượng dành cho nội dung giáo dục của địa phương nằm trong tổng thời lượng thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, được tích hợp trong bốn loại hình hoạt động chủ yếu nêu trên.
- Khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối với các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện nhưng cần đảm bảo mục tiêu giáo dục và an toàn cho học sinh.
+ Ngoài các nội dung của Hoạt động trải nghiệm được quy định trong chương trình, các cơ sở giáo dục có thể tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài nhà trường, hoạt động câu lạc bộ (tự chọn) thực hiện ngoài giờ lên lớp theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT.
- Căn cứ quy mô và nội dung của từng hoạt động cụ thể việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm, đặc biệt tổ chức ở quy mô khối lớp, quy mô trường phải có sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục: giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, giáo viên dạy học các môn chuyên biệt (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể chất), Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức chính trị, xã hội, cha mẹ học sinh, các nhà tài trợ,...
+ Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngoài lớp học, ngoài trường học khuyến khích cha mẹ học sinh và yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia tổ chức và quản lý cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người có được ưu tiên ghép bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế?
- Ký ban hành văn bản của Bộ Tài chính được quy định như thế nào? Căn cứ để tổ chức các cuộc hội nghị và cuộc họp của Bộ Tài chính?
- Người tham gia giao thông rẽ phải ở đèn đỏ theo chỉ dẫn của cảnh sát giao thông có bị phạt nguội không?
- Lời chúc tốt nghiệp ngắn gọn và ý nghĩa nhất? Mẫu lời chúc tốt nghiệp đại học ngắn gọn bằng Tiếng anh có chọn lọc?
- Hoạt động kinh doanh điện lực nào không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?