Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được triển khai theo nguyên tắc nào?

Tôi có câu hỏi là chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được triển khai theo nguyên tắc nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Đồng Nai.

Dư lượng các chất độc hại là gì?

Dư lượng các chất động hại được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT như sau:

1. Dư lượng các chất độc hại (sau đây gọi tắt là dư lượng): là phần còn lại của thuốc thú y, chất kích thích sinh trưởng và sinh sản, chất xử lý môi trường nuôi, các chất độc hại có nguồn gốc từ thức ăn, từ môi trường nuôi và các chất chuyển hoá của chúng tồn lưu trong thuỷ sản nuôi có thể gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.
2. Lô sản phẩm thuỷ sản nuôi: là tập hợp nhiều cá thể của một đối tượng động vật thuỷ sản nuôi được thu hoạch cùng thời điểm tại một vùng nuôi hoặc cơ sở nuôi thuỷ sản.
3. Dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép: là trường hợp phát hiện dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng hoặc dư lượng hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong các mẫu động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.

Như vậy, theo quy định trên thì dư lượng các chất độc hại là phần còn lại của thuốc thú y, chất kích thích sinh trưởng và sinh sản, chất xử lý môi trường nuôi, các chất độc hại có nguồn gốc từ thức ăn, từ môi trường nuôi và các chất chuyển hoá của chúng tồn lưu trong thuỷ sản nuôi có thể gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong sản phẩm động vật thủy sản

Dư lượng các chất động hại (Hình từ Internet)

Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được triển khai theo nguyên tắc nào?

Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được triển khai theo nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT như sau:

Nguyên tắc, nội dung, căn cứ triển khai Chương trình giám sát dư lượng
1. Nguyên tắc triển khai Chương trình giám sát dư lượng:
Chương trình giám sát dư lượng được triển khai theo nguyên tắc như sau:
a) Đối tượng thủy sản nuôi được giám sát là đối tượng có sản lượng thương phẩm lớn, giá trị kinh tế cao và phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển đối tượng thủy sản nuôi của địa phương và cả nước.
b) Vùng nuôi thủy sản được giám sát là khu vực nuôi trồng thủy sản có cùng mức nguy cơ về ô nhiễm, xác định theo địa giới hành chính và phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương và cả nước.

Như vậy, theo quy định trên thì Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được triển khai theo nguyên tắc sau:

- Đối tượng thủy sản nuôi được giám sát là đối tượng có sản lượng thương phẩm lớn, giá trị kinh tế cao và phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển đối tượng thủy sản nuôi của địa phương và cả nước.

- Vùng nuôi thủy sản được giám sát là khu vực nuôi trồng thủy sản có cùng mức nguy cơ về ô nhiễm, xác định theo địa giới hành chính và phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương và cả nước.

Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được triển khai những nội dung gì?

Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được triển khai những nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT như sau:

Nguyên tắc, nội dung, căn cứ triển khai Chương trình giám sát dư lượng
2. Nội dung Chương trình giám sát dư lượng:
a) Xây dựng và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dư lượng;
b) Tổ chức thực hiện Chương trình giám sát dư lượng, bao gồm: giám sát tình hình nuôi trồng thuỷ sản hàng tháng, điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát hàng tháng (nếu có); lấy mẫu, kiểm nghiệm và thông báo kết quả giám sát hàng tháng; xử lý các trường hợp phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép; khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm;
c) Thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng.

Như vậy, theo quy định trên thì chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm gồm những nội dung:

- Xây dựng và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dư lượng;

- Tổ chức thực hiện Chương trình giám sát dư lượng, bao gồm: giám sát tình hình nuôi trồng thuỷ sản hàng tháng, điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát hàng tháng (nếu có); lấy mẫu, kiểm nghiệm và thông báo kết quả giám sát hàng tháng; xử lý các trường hợp phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép; khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm;

- Thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
UBND xã có quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Lòng xe điếu là gì? Lòng xe điếu là bộ phận nào? Con lợn nào có lòng xe điếu? Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Lòng xe điếu có phải dồi trường không? Tại sao lợn có lòng xe điếu? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm?
Pháp luật
Phèo 2 da là gì? Phèo 2 da có phải lòng xe điếu không? Tổng hợp những hình ảnh về phèo 2 da thế nào?
Pháp luật
Tiktoker quảng cáo sai sự thật về chiều dài lòng xe điếu thì có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Lòng xe điếu hay lòng se điếu tên gọi nào đúng? Lòng xe điếu hay lòng se điếu mới đúng chính tả?
Pháp luật
Lòng xe điếu khác gì lòng thường? Phân biệt lòng xe điếu với lòng thường của con heo như thế nào?
Pháp luật
Dồi trường là gì? Dồi trường là bộ phận nào của heo? Hiện nay dồi trường giá bao nhiêu tiền 1 kg?
Pháp luật
Lòng se điếu 40m có đúng không? Video lòng se điếu 40m trên mạng xã hội thực hư như thế nào?
Pháp luật
Quy định về chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm ra sao? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm?
Pháp luật
Bán lòng se điếu giả có bị đi tù không? Ăn lòng se điếu giả bị ngộ độc người tiêu dùng có được bồi thường không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
2,200 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào