Chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN là gì? Các chứng từ này phải được xác thực bằng biện pháp gì?

Chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là gì? Các chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước phải được xác thực bằng biện pháp gì? - câu hỏi của anh N. (Vĩnh Long)

Chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN là gì?

Chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước (KBNN) được giải thích theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 87/2021/TT-BTC như sau:

2. Chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử khi thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN; bao gồm chứng từ, báo cáo, hợp đồng, thỏa thuận, thông tin giao dịch, thông tin thực hiện thủ tục hành chính và các loại thông tin, dữ liệu khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Theo đó, chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử khi thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN.

Chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN bao gồm chứng từ, báo cáo, hợp đồng, thỏa thuận, thông tin giao dịch, thông tin thực hiện thủ tục hành chính và các loại thông tin, dữ liệu khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHO BẠC NHÀ NƯỚC


Các chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN phải được xác thực bằng biện pháp gì?

Nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN được căn cứ theo Điều 4 Thông tư 87/2021/TT-BTC như sau:

Nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN
...
4. Chứng từ điện tử trong các hoạt động nghiệp vụ của KBNN phải được ký số bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc được xác thực bằng các biện pháp khác theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
....

Dẫn chiếu đến Điều 5 Nghị định 165/2018/NĐ-CP quy định:

Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành. Hình thức thể hiện, việc khởi tạo, gửi, nhận chứng từ điện tử và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo Luật giao dịch điện tử.
2. Chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc khi được thực hiện một trong các biện pháp sau:
a) Chứng từ điện tử được ký số bởi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khỏi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
b) Hệ thống thông tin có biện pháp bảo đảm toàn vẹn chứng từ điện tử trong quá trình truyền gửi, nhận, lưu trữ trên hệ thống; ghi nhận cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan đã tham gia xử lý chứng từ điện tử và áp dụng một trong các biện pháp sau để xác thực cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan tham gia xử lý chứng từ điện tử: xác thực bằng chứng thư số, xác thực bằng sinh trắc học, xác thực từ hai yếu tố trở lên trong đó có yếu tố là mã xác thực dùng một lần hoặc mã xác thực ngẫu nhiên.
c) Biện pháp khác mà các bên tham gia giao dịch thống nhất lựa chọn, bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu, tính xác thực, tính chống chối bỏ, phù hợp với quy định của Luật giao dịch điện tử.

Như vậy, chứng từ điện tử trong các hoạt động nghiệp vụ của KBNN phải được ký số bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc được xác thực bằng các biện pháp khác theo quy định nêu trên.

Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước có tiếp nhận chứng từ điện tử vào ngày nghỉ cuối tuần không?

Thời hạn tiếp nhận chứng từ điện tử qua Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước được căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 87/2021/TT-BTC như sau:

Giao dịch điện tử qua Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của KBNN
...
3. Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của KBNN tiếp nhận chứng từ điện tử liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết, trừ trường hợp có quy định khác về thời hạn nhận chứng từ hoặc trong các trường hợp hệ thống của KBNN đang bảo trì, nâng cấp hoặc gặp sự cố kỹ thuật, không thể vận hành. Trường hợp bảo trì, nâng cấp hệ thống, KBNN thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước ít nhất 03 ngày trên Trang thông tin điện tử của KBNN hoặc bằng thư điện tử đến cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...

Căn cứ trên quy định Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước tiếp nhận chứng từ điện tử liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết.

Tuy nhiên, trừ trường hợp có quy định khác về thời hạn nhận chứng từ hoặc trong các trường hợp hệ thống của Kho bạc Nhà nước đang bảo trì, nâng cấp hoặc gặp sự cố kỹ thuật, không thể vận hành.

Lưu ý: Trường hợp bảo trì, nâng cấp hệ thống, Kho bạc Nhà nước thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước ít nhất 03 ngày trên Trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước hoặc bằng thư điện tử đến cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chứng từ điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chứng từ điện tử gồm những loại nào?
Pháp luật
Chứng từ là gì? Chứng từ hợp pháp là chứng từ như thế nào? Có thể chuyển đổi chứng từ điện tử thành chứng từ giấy không?
Pháp luật
Chứng từ điện tử trong lĩnh vực chứng khoán là gì? Chứng từ điện tử trong lĩnh vực chứng khoán phải được lưu trữ ở dạng gì?
Pháp luật
Khi nào chứng từ điện tử được xem là đề nghị giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử?
Pháp luật
Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là gì? Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng tiêu chí này?
Pháp luật
Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có bao gồm hối phiếu không? Khi nào chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc?
Pháp luật
Có bắt buộc phải chuyển sang sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân từ 01/7/2022?
Pháp luật
Chứng từ gốc ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam có bắt buộc phải dịch toàn bộ nội dung ra tiếng Việt không?
Pháp luật
Việc sửa đổi chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử được quy định thế nào? Khi nào chứng từ điện tử hết thời hạn nhưng phải tiếp tục lưu trữ?
Pháp luật
Mã định danh của chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính là gì? Chứng từ điện tử chuyển sang chứng từ giấy có bắt buộc phải có mã định danh không?
Pháp luật
Chứng từ điện tử bị hủy hiệu lực thì chứng từ giấy đã chuyển đổi từ chứng từ điện tử đó còn hiệu lực không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng từ điện tử
877 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng từ điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng từ điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào