Chứng thư giám định phải có chữ ký của ai? Chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý ra sao?
- Chứng thư giám định phải có chữ ký của ai? Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định ra sao?
- Nếu chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý ra sao?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai thì trả tiền phạt cho khách hàng bao nhiêu?
Chứng thư giám định phải có chữ ký của ai? Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định ra sao?
Chứng thư giám định được quy định tại Điều 260 Luật Thương mại 2005 như sau:
Chứng thư giám định
1. Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu.
2. Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên và phải được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
...
Đồng thời tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 20/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Chữ ký và con dấu nghiệp vụ
1. Chữ ký trong Chứng thư giám định được quy định như sau:
a) Chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại ở phía dưới bên phải của Chứng thư giám định;
b) Chữ ký của giám định viên ở phía dưới bên trái của Chứng thư giám định.
...
Theo đó, chứng giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên và phải được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Trong đó:
- Chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại ở phía dưới bên phải của Chứng thư giám định;
- Chữ ký của giám định viên ở phía dưới bên trái của Chứng thư giám định.
Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định được quy định tại Điều 261 Luật Thương mại 2005 như sau:
Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định
Chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.
Như vậy, chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.
Chứng thư giám định phải có chữ ký của ai? Chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý ra sao? (hình từ internet)
Nếu chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý ra sao?
Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với các bên trong hợp đồng được quy định tại Điều 262 Luật Thương mại 2005 như sau:
Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với các bên trong hợp đồng
...
3. Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý như sau:
a) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên;
b) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thoả thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý với tất cả các bên.
Như vậy, nếu chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý như sau:
- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên;
- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thoả thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý với tất cả các bên.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai thì trả tiền phạt cho khách hàng bao nhiêu?
Tại Điều 266 Luật Thương mại 2005 quy định về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai như sau:
Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
Chiếu theo quy định này, nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai thì thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
Như vậy, pháp luật không quy định một mức phạt cụ thể mà do các bên tự thỏa thuận nhưng phải đảm bảo không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?