Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp bao gồm những loại nào? Những cơ sở nào được phép đào tạo về bảo hiểm trong nước?
Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp bao gồm những loại nào?
Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 69/2022/TT-BTC như sau:
Chứng chỉ bảo hiểm
Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau:
1. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe.
2. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp:
a) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe.
3. Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước hoặc nước ngoài cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 được tiếp tục sử dụng như sau:
a) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Theo đó, chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp bao gồm:
- Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ;
- Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ;
- Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe.
Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp bao gồm những loại nào? Những cơ sở nào được phép đào tạo về bảo hiểm trong nước? (hình từ internet)
Những cơ sở nào được phép đào tạo về bảo hiểm trong nước theo quy định?
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước được quy định tại Điều 7 Thông tư 69/2022/TT-BTC như sau:
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Cơ sở đào tạo do cơ quan nhà nước thành lập: Viện, học viện, trường đại học;
2. Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc các đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập;
3. Cơ sở đào tạo khác có tư cách pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Theo đó, cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Cơ sở đào tạo do cơ quan nhà nước thành lập: Viện, học viện, trường đại học;
- Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc các đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập;
- Cơ sở đào tạo khác có tư cách pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ bảo hiểm theo các nội dung nào?
Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm của các cơ sở đào tạo trong nước quy định tại Điều 9 Thông tư 69/2022/TT-BTC như sau:
Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ bảo hiểm theo các nội dung sau:
1. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
2. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
3. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe;
c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm sức khỏe.
Theo đó, cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ bảo hiểm theo các nội dung sau:
- Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ:
+ Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
+ Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
+ Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
- Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ:
+ Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
+ Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
+ Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
- Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe:
+ Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
+ Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe;
+ Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm sức khỏe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thương nhân nước ngoài là gì? Thương nhân nước ngoài có phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh không?
- Chương trình Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024? Ngày đại đoàn kết dân tộc 18/11 chương trình diễn ra thế nào?
- Quy định về Hội viên từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Thời gian đại hội thành lập như thế nào?
- Điều kiện hoạt động của cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế theo Nghị định 141/2024 gồm những gì?
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Tuần 3?