Chức trách và nhiệm vụ của thanh tra viên chính trong thanh tra hành chính giáo dục được pháp luật quy định như thế nào?

Chào Ban biên tập, cho tôi hỏi chức trách và nhiệm vụ của thanh tra viên chính trong thanh tra hành chính giáo dục được pháp luật quy định như thế nào? Thanh tra viên chính thanh tra giáo dục không được làm gì theo quy định pháp luật hiện hành? - Đây là câu hỏi của bạn Thúc đến từ Kon Tum.

Chức trách ngạch thanh tra viên chính trong thanh tra hành chính được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 42/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Thanh tra viên giáo dục
...
3. Tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều kiện bảo đảm hoạt động đối với thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định như sau:

Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên chính
1. Chức trách:
Thanh tra viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra nhà nước, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra viên chính được giao chủ trì hoặc tham gia thanh tra các vụ việc có quy mô rộng, tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
...

Theo đó, thanh tra viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra nhà nước, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước.

Thanh tra viên chính được giao chủ trì hoặc tham gia thanh tra các vụ việc có quy mô rộng, tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.

Thanh tra viên chính

Thanh tra viên chính thanh tra giáo dục (Hình từ Internet)

Những việc gì thanh tra viên chính thanh tra giáo dục không được làm theo quy định pháp luật hiện hành?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định:

Những việc thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được làm
1. Thanh tra viên không được làm những việc sau đây:
a) Những việc mà pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định không được làm;
b) Các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 13 Luật Thanh tra;
c) Tiến hành thanh tra khi không có quyết định thanh tra hoặc văn bản phân công của cấp có thẩm quyền;
d) Thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan.
...

Bên cạnh đó, tại Điều 13 Luật Thanh tra 2010 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.
2. Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.
3. Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
4. Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.
5. Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
6. Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
7. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.
8. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
9. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Theo đó, thanh tra viên chính thanh tra hành chính giáo dục không được làm những việc cụ thể nêu trên.

Nhiệm vụ của thanh tra viên chính trong thanh tra hành chính giáo dục được pháp luật quy định như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên chính như sau:

Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên chính
...
2. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;
b) Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;
c) Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết để chấn chỉnh hoạt động quản lý trong phạm vi ngành hoặc địa phương;
d) Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao;
đ) Tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng; trực tiếp hoặc tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra viên;
e) Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 47 và Điều 54 Luật Thanh tra;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao.

Tại Điều 47 Luật Thanh tra 2010 quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra hành chính
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
2. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.
3. Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 46 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra.
5. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.

Theo đó, nhiệm vụ của thanh tra viên chính trong thanh tra hành chính giáo dục được pháp luật quy định cụ thể nêu trên.

Thanh tra hành chính Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thanh tra hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sự khác nhau giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
Pháp luật
Trưởng đoàn thanh tra hành chính có được kiến nghị hủy bỏ việc áp dụng Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Quyết định thanh tra hành chính bao gồm các nội dung gì và thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định trong bao lâu?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính và thời hạn của cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp kéo dài trong bao lâu?
Pháp luật
Việc trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra có thuộc phạm vi quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra hành chính không?
Pháp luật
Thời gian thu thập thông tin tài liệu phục vụ cho việc thanh tra hành chính, trong đó tính cả thời gian viết báo cáo là bao lâu?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thanh tra hành chính cụ thể là thanh tra thuế doanh nghiệp không?
Pháp luật
Các bước thực hiện giai đoạn chuẩn bị thanh tra trong cuộc thanh tra hành chính được quy định thế nào?
Pháp luật
Thanh tra hành chính ngành Thủy sản hoạt động dưới hình thức nào? Thanh tra hành chính ngành Thủy sản hoạt động theo phương thức nào?
Pháp luật
Có ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra hành chính trong trường hợp đối tượng thanh tra là tổ chức đã bị giải thể hay không?
Công tác thanh tra hành chính và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Công tác thanh tra hành chính và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thanh tra hành chính
3,466 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thanh tra hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thanh tra hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào