Chúc thọ người cao tuổi thường sẽ tổ chức vào những ngày nào? Quà tặng chúc thọ người cao tuổi gồm những gì?
Chúc thọ người cao tuổi thường sẽ tổ chức vào những ngày nào?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Người cao tuổi 2009, có quy định về chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi như sau:
Chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
1. Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà.
2. Người thọ 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà.
3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau đây:
a) Ngày người cao tuổi Việt Nam;
b) Ngày Quốc tế người cao tuổi;
c) Tết Nguyên đán;
d) Sinh nhật của người cao tuổi.
4. Kinh phí thực hiện quy định tại Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm và nguồn đóng góp của xã hội.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức mừng thọ người cao tuổi là người ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau: Ngày người cao tuổi Việt Nam (06/6), Ngày Quốc tế người cao tuổi (01/10), Tết Nguyên đán hoặc sinh nhật người cao tuổi.
Chúc thọ người cao tuổi (Hình từ Internet)
Quà tặng chúc thọ người cao tuổi gồm những gì?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 96/2018/TT-BTC, có quy định về nội dung và mức chi như sau:
Nội dung và mức chi
...
2. Chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi:
Mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi:
Người cao tuổi thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà gồm 5 mét vải lụa và 700.000 đồng tiền mặt;
Người cao tuổi thọ 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chúc thọ và tặng quà gồm hiện vật trị giá 150.000 đồng và 500.000 đồng tiền mặt;
Mức chi nêu trên là mức tối thiểu. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương và tình hình thực tế, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể xem xét, quyết định mức chi cao hơn mức quy định tại Thông tư này; đồng thời xem xét, quyết định theo thẩm quyền mức quà tặng người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 95 tuổi và trên 100 tuổi trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
...
Mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi thực hiện theo quy định này.
Quà tặng cho người cao tuổi 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chúc thọ và tặng quà gồm hiện vật trị giá 150.000 đồng và 500.000 đồng tiền mặt.
Lưu ý, mức chi nêu trên là mức tối thiểu. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương và tình hình thực tế, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể xem xét, quyết định mức chi cao hơn.
Tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi có những mức chi nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 96/2018/TT-BTC, có quy định về nội dung và mức chi như sau:
Nội dung và mức chi
...
Nội dung và mức chi tổ chức chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Hội Người cao tuổi tại địa phương và gia đình của người cao tuổi tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn hoá, phong tục, tập quán của địa phương; bảo đảm kinh phí để chi cho các hoạt động sau:
- Chi in ấn hoặc mua “Giấy mừng thọ”, “Thiếp chúc thọ”, làm khung “Giấy mừng thọ”, “Thiếp chúc thọ”;
- Chi nước uống, hoa quả, bánh kẹo. Mức chi 20.000 đồng/người tham dự;
- Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài và các khoản chi cần thiết khác (nếu có). Mức chi theo thực tế phát sinh, phù hợp với dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
...
Như vậy, theo quy định thì trên đây là toàn bộ mức phí chi phí tổ chức chúc thọ cho người cao tuổi.
Người phụng dưỡng người cao tuổi có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Người cao tuổi 2009, có quy định về nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi như sau:
Nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi
1. Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi.
2. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
3. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý của người cao tuổi; chu cấp về kinh tế; thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế động viên khi người cao tuổi ốm đau; mai táng khi người cao tuổi chết.
4. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi phải cùng nhau hợp tác trong việc phụng dưỡng người cao tuổi.
5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tham gia phụng dưỡng người cao tuổi.
Như vậy, thì người phụng dưỡng phải làm theo những quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?