Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
Chức năng của công tác xã hội là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định chức năng của công tác xã hội như sau:
Chức năng của công tác xã hội
Công tác xã hội có chức nàng hỗ trợ phòng ngừa; can thiệp, trị liệu; hỗ trợ phục hồi, phát triển đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng hạnh phúc của người dân; góp phần bảo đảm thực hiện quyền, nhân phẩm, giá trị của con người, công bằng và bình đẳng xã hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công tác xã hội có chức năng hỗ trợ phòng ngừa; can thiệp, trị liệu; hỗ trợ phục hồi, phát triển đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng hạnh phúc của người dân; góp phần bảo đảm thực hiện quyền, nhân phẩm, giá trị của con người, công bằng và bình đẳng xã hội theo quy định của pháp luật.
Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không? (hình từ internet)
Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
Theo Điều 5 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc của công tác xã hội
1. Tôn trọng và phát huy quyền lựa chọn, quyền quyết định mà không phân biệt giá trị, niềm tin, tư tưởng và cuộc sống của đối tượng và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
2. Thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của đối tượng bằng cách giúp đối tượng tự quyết định và giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống.
3. Tập trung vào điểm mạnh, tận dụng các nguồn lực sẵn có của đối tượng để thúc đẩy việc trao quyền.
4. Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội, bảo đảm đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp và chất lượng.
5. Thúc đẩy công bằng xã hội, bảo đảm cung cấp nguồn lực một cách công bằng, minh bạch theo nhu cầu của đối tượng.
6. Tôn trọng sự đa dạng, không phân biệt đối xử về khả năng, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế - xã hội, màu da, chủng tộc, vùng miền, quốc tịch, quan điểm chính trị, tín ngưỡng tôn giáo và các đặc điểm sức khỏe của đối tượng.
7. Bảo đảm mọi quyết định đưa ra vì lợi ích tốt nhất của đối tượng.
Như vậy, công tác xã hội góp phần thúc đẩy công bằng xã hội, bảo đảm cung cấp nguồn lực một cách công bằng, minh bạch theo nhu cầu của đối tượng.
Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội bao gồm các bước nào?
Theo Điều 9 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội như sau:
Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng gồm các bước sau;
Bước 1. Tiếp nhận, thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu trợ giúp của đối tượng.
+ Thu thập các thông tin cơ bản của đối tượng, gia đình và thân nhân đối tượng, thông tin của người giám hộ hoặc người chăm sóc và các thông tin liên quan khác của đối tượng (nếu có).
+ Đánh giá toàn diện nhu cầu trợ giúp của đối tượng (theo thứ tự ưu tiên).
+ Tổ chức sàng lọc và phân loại đối tượng.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch trợ giúp đối với đối tượng.
+ Xây dựng kế hoạch trợ giúp phù hợp với đối tượng và nhu cầu của đối tượng.
+ Chủ trì, phối hợp với đối tượng và các tổ chức, cá nhân liên quan để xây dựng cụ thể về mục tiêu, nội dung hoạt động, khung thời gian, nguồn lực để xây dựng kế hoạch thực hiện trợ giúp đối tượng.
+ Lập hồ sơ quản lý từng đối tượng.
Bước 3. Thực hiện kế hoạch trợ giúp đối tượng.
Bước 4. Theo dõi, rà soát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch trợ giúp.
Bước 5. Kết thúc quá trình trợ giúp và lưu trữ hồ sơ.
Lưu ý: Theo Điều 10 Nghị định 110/2024/NĐ-CP có 06 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công tác xã hội bao gồm:
- Cung cấp, công bố, tiết lộ, phá hủy thông tin, dữ liệu cá nhân của đối tượng mà không được sự đồng ý của đối tượng hoặc người giám hộ hoặc người đại diện trừ trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
- Lợi dụng việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội để trục lợi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
- Lợi dụng hành nghề công tác xã hội để trục lợi chế độ, chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân.
- Thu các khoản chi phí, lợi ích ngoài khoản thù lao và chi phí được thoả thuận thống nhất với tổ chức, cá nhân trong hợp đồng cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Lợi dụng hành nghề công tác xã hội, cung cấp dịch vụ công tác xã hội để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm không? Nếu có thì phải có nơi cư trú thế nào?
- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là ai? Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng biện pháp nào để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
- Lao động là gì? Khái niệm về lao động? Quyền của người lao động trong lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề?
- Đăng ký thuế lần đầu là gì? Cá nhân không kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu ở địa điểm nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?