Chữ viết trong văn bản công chứng có được dùng tiếng nước ngoài hay không? Nếu không thì bị xử phạt như thế nào?

Tôi có thắc mắc là theo quy định hiện nay thì chữ viết trong văn bản công chứng có được dùng tiếng nước ngoài hay không? Nếu không thì bị xử phạt như thế nào? - câu hỏi của anh Tuấn (TP. HCM)

Chữ viết trong văn bản công chứng có được dùng tiếng nước ngoài hay không?

Theo Điều 6 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng
Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt.

Căn cứ trên quy định tiếng nói và chữ viết dùng trong văn bản công chứng phải là tiếng Việt, không được dùng tiếng nước ngoài.

Chữ viết trong văn bản công chứng

Chữ viết trong văn bản công chứng (Hình từ Internet)

Sử dụng tiếng nước ngoài trong văn bản công chứng có thể bị xử phạt như thế nào?

Theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng như sau:

Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đánh số thứ tự từng trang đối với văn bản công chứng có từ 02 trang trở lên;
b) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp phiếu yêu cầu công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định;
c) Không mang theo thẻ công chứng viên khi hành nghề;
d) Tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định;
b) Công chứng không đúng thời hạn quy định;
c) Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định;
d) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
đ) Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng;
e) Không dùng tiếng nói hoặc chữ viết là tiếng Việt;
g) Không tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên;
h) Hướng dẫn nhiều hơn 02 người tập sự tại cùng một thời điểm;
i) Hướng dẫn tập sự khi không đủ điều kiện theo quy định;
k) Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của người hướng dẫn tập sự theo quy định;
l) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có phiếu yêu cầu công chứng;
m) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp thành phần hồ sơ có giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
n) Từ chối hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng không có lý do chính đáng.
...

Như vậy, theo quy định trên thì hành vi sử dụng tiếng nước ngoài trong văn bản công chứng có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Lưu ý: Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp có quyền xử phạt đối với cá nhân có hành vi sử dụng tiếng nước ngoài trong văn bản công chứng không?

Theo điểm a khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra:
a) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 6; các khoản 1, 2 và 3 Điều 7; Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10 và Điều 11; khoản 1 và khoản 2 Điều 12; Điều 13 và Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 15; các khoản 1, 2 và 3 Điều 16; các Điều 17, 18, 19, 20 và 21; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 22; khoản 1 và khoản 2 Điều 23; các khoản 1, 2 và 3 Điều 24; Điều 25 và Điều 26; khoản 1 Điều 27; Điều 28 và Điều 29; khoản 1 Điều 30, Điều 31; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 32; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 33; Mục 1 Chương III; Điều 37; khoản 1 và khoản 2 Điều 38; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 39; Điều 40; khoản 1 và khoản 2 Điều 41; Điều 42; Điều 43; khoản 1 và khoản 2 Điều 44; các khoản 1, 2 và 3 Điều 45; khoản 1 và khoản 2 Điều 46; các Điều 47, 48 và 49; Mục 4 và Mục 5 Chương III; các khoản 1, 2 và 3 Điều 56; khoản 1 và khoản 2 Điều 57; Điều 58; khoản 1 Điều 59; các Điều 60, 61 và 62; Điều 65 và Điều 78; các khoản 1, 2 và 3 Điều 79; Điều 80 và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 2 Điều 81 Nghị định này;

Đối chiếu với quy định này, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp có quyền xử phạt các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Đồng thời, theo điểm b khoản 4 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
4. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thi hành án dân sự; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
...

Theo đó, mức xử phạt hành chính tối đa mà Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp có quyền xử phạt là 25.000.000 đồng (cao hơn mức xử phạt tối đa có thể áp dụng đối với cá nhân có hành vi sử dụng tiếng nước ngoài trong văn bản công chứng).

Như vậy, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp có quyền xử phạt đối với cá nhân có hành vi sử dụng tiếng nước ngoài trong văn bản công chứng.

Lưu ý: Theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.

Văn bản công chứng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Văn bản công chứng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi ký văn bản công chứng mà người ký bị run tay thì có thể điểm chỉ để thay thế việc ký trong trường hợp nào?
Pháp luật
Bản chính văn bản công chứng được lưu trữ bao nhiêu năm? Và có được cấp bản sao văn bản này khi có yêu cầu không?
Pháp luật
Văn bản công chứng có nội dung bị sai thì có được sửa lại không? Nếu được thì sửa lại như thế nào?
Pháp luật
Ký tên thay người yêu cầu công chứng hợp đồng không biết chữ thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng mua bán nhà đất đã công chứng có hủy bỏ được không? Giá trị pháp lý của văn bản công chứng được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Văn bản công chứng và vi bằng là gì? Văn bản công chứng và vi bằng, văn bản nào có giá trị pháp lý cao hơn?
Pháp luật
Thực hiện công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì có bắt buộc phải ra văn phòng công chứng không?
Pháp luật
Có bắt buộc phải điểm chỉ trong văn bản công chứng không? Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên có phải đóng dấu giáp lai không?
Pháp luật
Chữ viết trong văn bản công chứng có được dùng tiếng nước ngoài hay không? Nếu không thì bị xử phạt như thế nào?
Công nhận giá trị chứng cứ của văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận, ký bằng chữ ký số?
Công nhận giá trị chứng cứ của văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận, ký bằng chữ ký số?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản công chứng
1,475 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn bản công chứng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: