Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em là ai? Ủy ban quốc gia về trẻ em có những nhiệm vụ cụ thể nào?
Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em là ai?
Theo Điều 1 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2017 quy định về Ủy ban quốc gia về trẻ em như sau:
Thành lập Ủy ban quốc gia về trẻ em (sau đây gọi tắt là Ủy ban), gồm:
1. Chủ tịch Ủy ban: Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Phó Chủ tịch Ủy ban:
- Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Phó Chủ tịch Ủy ban: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phó Chủ tịch Ủy ban: Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Các Ủy viên:
- 01 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ủy viên thường trực;
- 01 Thứ trưởng Bộ Tư pháp;
- 01 Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- 01 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- 01 Thứ trưởng Bộ Công an;
- 01 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- 01 Thứ trưởng Bộ Tài chính;
- 01 Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
- 01 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
- 01 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;
- 01 Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam;
- 01 Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam;
- Mời đại diện lãnh đạo các đoàn thể, cơ quan trung ương tham gia:
+ 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
+ 01 Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ 01 đại diện Thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ 01 đại diện Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ 01 Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ 01 lãnh đạo Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em là Phó Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban quốc gia về trẻ em có những nhiệm vụ cụ thể nào?
Theo Điều 2 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2017 quy định về Ủy ban quốc gia về trẻ em như sau:
Ủy ban quốc gia về trẻ em có nhiệm vụ
Ủy ban quốc gia về trẻ em giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, điều phối giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện quyền trẻ em.
2. Đề xuất phương hướng, giải pháp để thực hiện các vấn đề liên quan đến trẻ em và thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
3. Phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.
4. Chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện quyền và các nhiệm vụ liên quan đến trẻ em; các báo cáo thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, Ủy ban quốc gia về trẻ em giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, điều phối giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện quyền trẻ em.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp để thực hiện các vấn đề liên quan đến trẻ em và thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
- Phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.
- Chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện quyền và các nhiệm vụ liên quan đến trẻ em; các báo cáo thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền.
Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em là ai? Ủy ban quốc gia về trẻ em có những nhiệm vụ cụ thể nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em là cơ quan nào?
Theo Điều 2 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2017 quy định về Ủy ban quốc gia về trẻ em như sau:
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban
1. Ủy ban quốc gia về trẻ em làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban.
Theo quy định nêu trên thì Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban.
Bên cạnh đó, theo Điều 4 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2017 quy định kinh phí hoạt động của Ủy ban quốc gia về trẻ em được ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?