Chủ tịch Ủy ban Quan hệ lao động là ai? Ủy ban Quan hệ lao động giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ nào?
Chủ tịch Ủy ban Quan hệ lao động là ai?
Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 1413/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban
1. Ủy ban có 09 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) 03 Phó Chủ tịch Ủy ban, gồm: Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
c) Các thành viên Ủy ban còn lại, gồm: 01 đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 02 đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 01 đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và 01 đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
2. Ủy ban có Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận giúp việc, trong đó:
a) Bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm giúp Ủy ban chuẩn bị các báo cáo chuyên môn, kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ của Ủy ban. Chủ tịch Ủy ban thành lập Bộ phận kỹ thuật gồm các thành viên là người của các cơ quan, tổ chức tham gia thành viên Ủy ban và cơ quan, tổ chức liên quan;
b) Bộ phận giúp việc có trách nhiệm thực hiện công tác hành chính của Ủy ban. Ủy ban sử dụng đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Bộ phận giúp việc.
3. Các thành viên Ủy ban, Bộ phận kỹ thuật, Bộ phận giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ lao động là Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Ủy ban Quan hệ lao động giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ nào?
Theo Điều 1 Quyết định 1413/QĐ-TTg năm 2021 quy định kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quan hệ lao động để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan về cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng và phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Theo Điều 2 Quyết định 1413/QĐ-TTg năm 2021 quy định Ủy ban Quan hệ lao động có các nhiệm vụ như sau:
- Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan về phương hướng, cơ chế, chính sách và các biện pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách về quan hệ lao động; các giải pháp xây dựng, phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
- Nghiên cứu, đề xuất, khuyến nghị, tham gia ý kiến với cơ quan, tổ chức liên quan về giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quan hệ lao động; các biện pháp xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong quan hệ lao động.
- Xây dựng, công bố các báo cáo định kỳ và đột xuất về quan hệ lao động.
- Hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, thiết lập và vận hành cơ chế ba bên về quan hệ lao động phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quan hệ lao động theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban Quan hệ lao động (Hình từ Internet)
Ủy ban Quan hệ lao động làm việc theo chế độ nào?
Theo Điều 4 Quyết định 1413/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Chế độ làm việc và kinh phí hoạt động của Ủy ban
1. Ủy ban làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số theo Quy chế làm việc của Ủy ban.
2. Ủy ban có con dấu riêng và được quản lý tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí hoạt động của Ủy ban do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định trên thì Ủy ban Quan hệ lao động làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số theo Quy chế làm việc của Ủy ban.
Ủy ban Quan hệ lao động có con dấu riêng và được quản lý tại Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
Kinh phí hoạt động của Ủy ban Quan hệ lao động do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?