Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự thực hiện nhiệm vụ gì? Lực lượng nòng cốt bao gồm các lực lượng nào?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự thực hiện nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự
...
3. Việc chỉ huy trong các cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 1 quy định tại Điều 22 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 2 quy định tại Điều 23 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Thủ tướng Chính phủ chỉ huy lực lượng, phương tiện của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 3 quy định tại Điều 24 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
d) Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục của các lực lượng, phương tiện trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia và Thủ tướng Chính phủ.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 2 và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 2 bao gồm:
- Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Phòng thủ dân sự 2023;
- Cách ly, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn;
- Chuyển đổi hình thức hoặc tạm dừng hoạt động của trường học; tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu;
- Hạn chế hoặc tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người;
- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động giao thông tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Người đứng đầu các cơ quan chuyên môn ở địa phương theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chỉ huy lực lượng thuộc quyền thực hiện phòng thủ dân sự trong lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự thực hiện nhiệm vụ gì? Lực lượng nòng cốt bao gồm các lực lượng nào? (Hình từ Internet)
Lực lượng nòng cốt của lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm các lực lượng nào?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Lực lượng phòng thủ dân sự
1. Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.
2. Lực lượng nòng cốt bao gồm:
a) Dân quân tự vệ, dân phòng;
b) Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.
3. Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, lực lượng nòng cốt của lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm:
- Dân quân tự vệ, dân phòng;
- Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.
Ai chỉ đạo công tác huấn luyện cho lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập phòng thủ dân sự
1. Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện phòng thủ dân sự cho lực lượng vũ trang;
b) Bộ trưởng các Bộ có lực lượng chuyên trách về phòng thủ dân sự xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện phòng thủ dân sự cho lực lượng do Bộ mình quản lý;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo công tác huấn luyện, bồi dưỡng cho lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương.
2. Diễn tập phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Cơ quan quân sự các cấp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cung cấp tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ có nội dung phòng thủ dân sự;
b) Các Bộ chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương trên địa bàn thực hiện diễn tập phòng thủ dân sự theo kế hoạch của địa phương.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo công tác huấn luyện, bồi dưỡng cho lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?