Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có những cuộc họp nào? Thời gian tổ chức cuộc họp là bao lâu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có những cuộc họp nào?
- Thời gian tổ chức cuộc họp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là bao lâu?
- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cuộc họp thế nào?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có những cuộc họp nào?
Theo quy định tại Điều 23 Quyết định 45/2018/QĐ-TTg có nêu về các cuộc họp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bao gồm:
1. Họp giao ban hàng tuần của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện với các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
2. Họp giải quyết công việc để xử lý công việc thường xuyên và những công việc phức tạp, cấp bách, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
3. Họp giải quyết công việc với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới.
4. Họp tham mưu, tư vấn với cơ quan chủ trì đề án và đại diện các cơ quan liên quan để nghe báo cáo, ý kiến tư vấn, tham mưu trước khi quyết định giải quyết công việc.
5. Họp chuyên đề.
6. Họp tập huấn, triển khai khi có chủ trương, chính sách mới.
7. Họp sơ kết, tổng kết.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (Hình từ Internet)
Thời gian tổ chức cuộc họp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 12 Quyết định 45/2018/QĐ-TTg thì thời gian tổ chức các cuộc họp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
- Họp giao ban hàng tuần của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện với các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp: không quá một phần hai ngày làm việc.
- Họp giải quyết công việc để xử lý công việc thường xuyên và những công việc phức tạp, cấp bách, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực: không quá một phần hai ngày làm việc.
- Họp giải quyết công việc với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới: không quá một phần hai ngày làm việc.
- Họp tham mưu, tư vấn với cơ quan chủ trì đề án và đại diện các cơ quan liên quan để nghe báo cáo, ý kiến tư vấn, tham mưu trước khi quyết định giải quyết công việc: không quá một phần hai ngày làm việc.
- Họp chuyên đề: không quá 01 ngày tùy theo tính chất và nội dung của chuyên đề.
- Họp tập huấn, triển khai khi có chủ trương, chính sách mới: không quá 01 ngày.
- Họp sơ kết, tổng kết: không quá 01 ngày.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cuộc họp thế nào?
Tại Điều 26 Quyết định 45/2018/QĐ-TTg Quy định về trách nhiệm tổ chức cuộc họp của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức cuộc họp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp
1. Tổng hợp và lồng ghép việc tổ chức các cuộc họp hàng năm, hàng tháng, hàng tuần của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong kế hoạch thực hiện chương trình công tác, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
2. Tham mưu cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong bố trí, sắp xếp các cuộc họp một cách hợp lý.
3. Thẩm tra về sự cần thiết và nội dung cuộc họp giải quyết công việc do Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức để điều phối giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành vượt quá thẩm quyền của cơ quan chuyên môn.
4. Mời họp đến các cơ quan và cá nhân đúng thành phần theo chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cùng cấp.
5. Đôn đốc, hướng dẫn cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp được phân công chuẩn bị đầy đủ, đúng yêu cầu quy định các tài liệu, văn bản thuộc nội dung của cuộc họp và gửi trước ngày họp theo quy định.
6. Chỉ đạo chuẩn bị địa điểm, cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ họp, bảo đảm an ninh, an toàn cho cuộc họp (nếu cuộc họp được tổ chức tại trụ sở của Ủy ban nhân dân); phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện các nhiệm vụ này nếu cuộc họp tổ chức tại cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp.
7. Thẩm tra các đề án, dự án hoặc vấn đề, công việc thuộc nội dung cuộc họp; tóm tắt các vấn đề thuộc nội dung cuộc họp, xác định những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và đề xuất hướng xử lý.
8. Tham dự hoặc cử cấp dưới tham dự cuộc họp.
9. Tổ chức ghi biên bản, ghi âm nội dung cuộc họp theo chỉ đạo của người chủ trì cuộc họp.
10. Thông báo bằng văn bản ý kiến kết luận chỉ đạo của người chủ trì cuộc họp (nếu có).
11. Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thực hiện ý kiến kết luận, chỉ đạo tại Cuộc họp.
12. Là đầu mối cung cấp, đăng tải thông tin trên Cổng hoặc Trang Thông tin điện tử thuộc phạm vi quản lý và cung cấp thông tin về họp cho cơ quan thông tấn, báo chí theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
13. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, giảm số lượng các cuộc họp trong năm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?