Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên là ai? Chủ tịch là người quyết định lựa chọn đề thi đúng không?
Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên là ai?
Quy định về Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên tại Điều 87 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp
1. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp gồm có Chủ tịch là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các ủy viên là một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Danh sách Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
2. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp;
b) Công bố danh sách những người trúng tuyển;
c) Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp.
3. Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Theo quy định trên, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Thi tuyển Kiểm sát viên (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-VKSTC năm 2017, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức các kỳ thi tuyển theo đúng quy định, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thi tuyển theo quy định.
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Hội đồng thi tuyển.
- Quyết định thành lập các bộ phận giúp việc: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Phách, Ban Chấm thi và Ban Chấm phúc khảo (nếu có).
- Tổ chức, chỉ đạo việc: Xây dựng đề thi và đáp án, lựa chọn đề thi, bảo quản, lưu giữ các đề thi và đáp án theo quy định; bảo đảm bí mật theo chế độ tài liệu mật.
- Tổ chức, chỉ đạo việc: Coi thi, quản lý bài thi, đánh số phách, rọc phách, quản lý phách, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy định.
- Thông báo, quyết định công nhận kết quả thi, kết quả trúng tuyển; đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm Kiểm sát viên theo quy định.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi.
Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên là người quyết định lựa chọn đề thi đúng không?
Người quyết định lựa chọn đề thi tuyển Kiểm sát viên được quy định tại Điều 17 Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-VKSTC năm 2017 như sau:
Đề thi
1. Ban Đề thi tổ chức việc ra đề thi, trình Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định lựa chọn đề thi.
2. Nội dung đề thi phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của vị trí cần thi tuyển, kết cấu đề thi phải bảo đảm tính khoa học, chính xác. Mỗi đề thi phải có đáp án và thang điểm chi tiết. Đề thi phải được đóng trong phong bì, niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu mật; việc giao nhận, mở đề thi phải lập biên bản theo quy định.
3. Đối với môn thi viết, phải chuẩn bị ít nhất một đề thi chính thức và một đề thi dự phòng.
4. Đối với môn thi trắc nghiệm, phải chuẩn bị ít nhất 02 đề thi chính thức và 02 đề thi dự phòng. Đề thi được nhân bản để phát cho từng người dự thi, người dự thi ngồi gần nhau không được sử dụng đề thi có mã đề thi giống nhau.
5. Việc nhân bản đề thi do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định. Đề thi sau khi nhân bản được niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu mật.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên là người quyết định lựa chọn đề thi.
Lưu ý: Việc nhân bản đề thi do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định. Đề thi sau khi nhân bản được niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu mật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?