Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông được nhận mức chi tiền công họp thẩm định là bao nhiêu?
- Kinh phí dùng để thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông được lấy từ những nguồn nào?
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông được nhận mức chi tiền công họp thẩm định là bao nhiêu?
- Thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông có được nhận tiền công đọc thẩm định tài liệu trước phiên họp không?
Kinh phí dùng để thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông được lấy từ những nguồn nào?
Nguồn kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định tại Điều 2 Thông tư 29/2021/TT-BTC như sau:
Nguồn kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, kinh phí dùng để thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông được lấy từ các nguồn sau đây:
(1) Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
(2) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Kinh phí dùng để thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông được lấy từ những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông được nhận mức chi tiền công họp thẩm định là bao nhiêu?
Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BTC như sau:
Nội dung và mức chi thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Chi tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa
...
c) Chi thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình họp thẩm định
Trường hợp cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa không bố trí được phương tiện, không có điều kiện bố trí chỗ nghỉ cho thành viên Hội đồng thẩm định mà phải đi thuê thì được chi theo mức chi quy định hiện hành tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC .
d) Chi phụ cấp tiền ăn cho thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình họp thẩm định
Tuỳ theo địa điểm, thời gian tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức họp thẩm định quyết định chi phụ cấp tiền ăn cho thành viên Hội đồng thẩm định phù hợp với mức chi phụ cấp lưu trú được quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC và văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
đ) Chi tiền công họp thẩm định
Mức chi tiền công họp thẩm định đối với Chủ tịch Hội đồng thẩm định: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi; đối với Phó Chủ tịch, ủy viên, thư ký Hội đồng thẩm định: Tối đa 150.000 đồng/người/buổi.
2. Chi tiền công đọc thẩm định tài liệu trước phiên họp cho thành viên Hội đồng thẩm định: tối đa 50.000 đồng/tiết/người.
...
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông được nhận mức chi tiền công họp thẩm định tối đa là 200.000 đồng/người/buổi.
Đối với Phó Chủ tịch, ủy viên, thư ký Hội đồng thẩm định được nhận mức chi tiền công họp thẩm định tối đa là 150.000 đồng/người/buổi.
Thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông có được nhận tiền công đọc thẩm định tài liệu trước phiên họp không?
Thành viên Hội đồng thẩm định được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BTC như sau:
Nội dung và mức chi thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Chi tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa
...
d) Chi phụ cấp tiền ăn cho thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình họp thẩm định
Tuỳ theo địa điểm, thời gian tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức họp thẩm định quyết định chi phụ cấp tiền ăn cho thành viên Hội đồng thẩm định phù hợp với mức chi phụ cấp lưu trú được quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC và văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
đ) Chi tiền công họp thẩm định
Mức chi tiền công họp thẩm định đối với Chủ tịch Hội đồng thẩm định: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi; đối với Phó Chủ tịch, ủy viên, thư ký Hội đồng thẩm định: Tối đa 150.000 đồng/người/buổi.
2. Chi tiền công đọc thẩm định tài liệu trước phiên họp cho thành viên Hội đồng thẩm định: tối đa 50.000 đồng/tiết/người.
3. Chi tiền công chuyên gia
Căn cứ đề xuất của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và dự toán được giao thực hiện nhiệm vụ thẩm định sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc xin ý kiến chuyên môn của chuyên gia là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với các bản mẫu sách giáo khoa cần tổ chức thẩm định. Mức chi tiền công xin ý kiến chuyên gia tối đa 50.000 đồng/tiết/cá nhân (cơ quan, đơn vị, tổ chức).
Như vậy, theo quy định, thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông được nhận tiền công đọc thẩm định tài liệu trước phiên họp tối đa 50.000 đồng/tiết/người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?